Bình luận: Tại sao “Ngọn hải đăng nhân quyền” không soi sáng cho những lao động trẻ em đang chật vật ở nước mình?

2023-03-04 15:00:14(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Theo tin Đài chúng tôi: Trẻ em là niềm hy vọng và tương lai của thế giới. Tuy nhiên, một báo cáo chung do Tổ chức Lao động Quốc tế và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc công bố đầu tháng 3 cho thấy, vấn đề nghèo khó ở cộng đồng trẻ em vẫn nổi cộm, kêu gọi các nước tăng cường bảo vệ trẻ em. Đối với lời kêu gọi này, Mỹ, quốc gia tự xưng là “ngọn hải đăng nhân quyền” nên đặc biệt lắng nghe.

Đây là một thực tế khiến mọi người sửng sốt: Siêu cường quốc duy nhất trên thế giới ngày càng lún sâu vào vấn đề lao động trẻ em. Số liệu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, trong năm tài khóa 2022, có 835 công ty trên khắp nước Mỹ đã sử dụng trái phép hơn 3.800 lao động trẻ em, tăng hơn 1.000 người so với năm trước. “Liên đoàn các dự án việc làm công nhân trang trại”, tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ công bố số liệu cho thấy, vẫn còn 500.000 đến 800.000 lao động trẻ em đang làm việc tại các trang trại ở Mỹ. Sự từng trải bi thảm của lao động trẻ em chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm về những hành vi xâm phạm mang tính hệ thống đối với quyền con người của trẻ em ở Mỹ. Hiện nay, Mỹ là thành viên duy nhất của Liên Hợp Quốc chưa phê chuẩn “Công ước về quyền trẻ em”, Mỹ đã nhiều lần bị Tổ chức Lao động Quốc tế phê bình vì vấn đề nghiêm trọng về lao động trẻ em, bị cộng đồng quốc tế chỉ trích là “kẻ xâm phạm nhân quyền lớn nhất”.

Trong cuốn sách “Những đứa trẻ của chúng ta: Giấc mơ Mỹ trong khủng hoảng”, Robert Putnam, cựu hiệu trưởng Trường chính sách công Kennedy, Đại học Harvard đã nhìn thẳng vào bóng tối bất bình đẳng mà một số trẻ em Mỹ phải đối mặt để chứng minh “khủng hoảng của giấc mơ Mỹ”. Khi những đứa trẻ không còn mong chờ “giấc mơ Mỹ”, Chính phủ Mỹ lấy đâu ra tự tin tự xưng là “ngọn hải đăng nhân quyền”?

Biên tập viên:Vũ Minh