#Tổng Bí thư Tập Cận Bình với văn hóa Tập 9: Quê nhà thời tiền sử

2023-02-27 11:25:50(GMT+08:00) CRI CMG
Chia sẻ:

“Khối đá Vạn Thọ rất may mắn, nó suýt bị phá hủy”.

Tại Khu Di tích khối đá Vạn Thọ ở thành phố Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, vào 185.000 năm trước, loài người cổ xưa đã sinh sôi nảy nở tại đây; khoảng 40.000 năm trước, công trình “trang trí nội thất” sớm nhất Trung Quốc được hoàn thành tại đây.

Hơn 20 năm trước, khối đá Vạn Thọ suýt bị phá hoại vì Nhà máy thép Tam Minh khai thác mỏ quặng. Trong khi đối mặt với hai sự lựa chọn: “dùng mìn phá hết” hay là “bảo tồn tại chỗ”, đồng chí Tập Cận Bình lúc đó đảm nhiệm quyền Tỉnh trưởng Phúc Kiến đã ra chỉ thị bảo tồn khối đá Vạn Thọ. Bên cạnh đó, đồng chí Tập Cận Bình cũng luôn quan tâm đến Nhà máy thép Tam Minh, đồng chí xuất phát từ sự phát triển trung dài hạn, đề xuất Nhà máy thép Tam Minh đi con đường phát triển bền vững qua đổi mới công nghệ, giảm thiểu tiêu hao năng lượng. Câu chuyện về khối đá Vạn Thọ và Nhà máy thép Tam Minh là minh chứng tốt nhất cho câu nói “Thực hiện cả bảo tồn cổ vật lẫn phát triển sản xuất” của đồng chí Tập Cận Bình.

Làm thế nào thông qua bảo đảm về chế độ và thiết kế thượng tầng, để càng nhiều di tích lịch sử không cần đối mặt “khoảnh khắc sinh tử” như khối đá Vạn Thọ? Tháng 9 năm 2020, khi chủ trì buổi học tập chung lần thứ 23 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, đồng chí Tập Cận Bình đề ra phải kiện toàn cơ chế bảo tồn di tích văn hóa lịch sử không di chuyển được, đưa bảo tồn và quản lý di tích vào quy hoạch, biên chế và thực thi không gian lãnh thổ.

Trong lòng đồng chí Tập Cận Bình, cổ vật là di sản quý báu do tổ tiên để lại cho chúng ta. Các cấp ủy đảng và chính quyền phải tăng cường lòng tôn kính lịch sử và cổ vật, hình thành quan điểm khoa học bảo tồn cổ vật cũng là thành tích sự nghiệp, làm tốt trù tính chung bảo vệ cổ vật và phát triển kinh tế – xã hội.

Biên tập viên:Vũ Minh