Bình luận: Đồng USD - Tiền tệ của Mỹ, rắc rối của toàn cầu!

2023-02-24 09:21:31(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Đô la Mỹ lại tăng lãi suất!

Từ tháng 3 năm ngoái đến tháng 2 năm nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã 8 lần tăng lãi suất liên tiếp, tăng tổng cộng 450 điểm cơ bản trong vòng chưa đầy một năm, đạt mức cao mới kể từ tháng 9/2017. Mặc dù liên tục tăng lãi suất nhưng FED vẫn không thể giảm bớt lạm phát trong nước. Tuy nhiên, Mỹ có thể tận dụng vị thế của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ quốc tế chính để điên cuồng thu hoạch của cải toàn cầu, thậm chí đe dọa an ninh tài chính của một số nền kinh tế mới nổi có nợ nước ngoài cao và dự trữ ngoại hối thấp.

Những năm qua, để ứng phó với tác động của dịch Covid-19, Mỹ áp dụng chính sách kích thích quy mô lớn, dẫn đến  thâm hụt tài chính tăng vọt và lượng cung tiền tệ quá mức. Mỹ đang trong tình trạng giảm phát, bằng cách đầu tư và thu mua hàng hóa đã đưa một lượng lớn USD nhiều hơn tổng số tiền tệ phát hành trong quá khứ ra thế giới, Mỹ có thể dễ dàng có được hàng hóa và dịch vụ với giá trị tương đương với 100 USD với một tờ 100 USD với chi phí chỉ khoảng 17 cent.

Không chỉ có vậy, Mỹ với sự trợ giúp của FED, “bàn tay đen” đằng sau đã dễ dàng gặt hái của cải thế giới bằng cách liên tục tăng giảm lãi suất. Bước vào chu kỳ cắt giảm lãi suất, Mỹ  đẩy giá tài sản toàn cầu tăng lên bằng cách thu mua hàng hóa toàn cầu hoặc đầu tư ra nước ngoài, thu về lượng lớn lợi nhuận giá trị gia tăng; bước vào chu kỳ tăng lãi suất, với lượng lớn giá trị gia tăng đã đạt được thì một lượng lớn vốn nước ngoài lại quay trở về Mỹ, khi USD chảy ra ngoài thường dẫn tới tiền tệ địa phương bị mất giá, chi phí trả nợ bằng đồng USD sẽ tăng lên đáng kể và giá tài sản sẽ sụt giảm; khi một lần nữa bước vào chu kỳ giảm lãi suất, các nhà đầu tư Mỹ lại có thể vay USD với lãi suất thấp, dễ dàng thu mua tài sản chất lượng cao của các quốc gia khác với giá đã giảm mạnh.

FED còn dựa vào việc chiến lược thao túng đồng USD để chuyển rủi ro lạm phát cao và thâm hụt nợ khổng lồ ở Mỹ sang các thị trường dễ bị tổn thương của nhiều nước đang phát triển. Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm mạnh từ 107,4 tỷ USD năm 2021 xuống còn 84,1 tỷ USD vào tháng 10/2022, giảm ít nhất 22%. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 371,85 tỷ USD vào năm 2022, tăng 10,6%. Sự đảo chiều giữa kim ngạch xuất khẩu và dự trữ ngoại hối khiến thu hoạch thực sự của Việt Nam lại rơi vào bẫy nợ USD.

Chịu tác động bởi việc tăng lãi suất mạnh của FED còn có Ấn Độ, trong năm qua, đồng Rupee Ấn Độ đã giảm hơn 10%, trở thành một trong những đồng tiền châu Á hoạt động kém nhất trong 4 năm liên tiếp. Trong quá trình FED tăng lãi suất, Ấn Độ, vốn đang lún sâu trong hố đen nợ USD, có thể phải đối mặt với cảnh hơn 300 tỷ USD bị rút khỏi nước này. Urjit Patel, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ nhiều lần kêu gọi “đã đến lúc FED giảm tốc độ tăng lãi suất, vì Ấn Độ không thể theo kịp tốc độ tăng lãi suất như vậy.”

FED từng tăng lãi suất 400 điểm cơ bản từ tháng 6/2004 đến tháng 6/2006, làm gia tăng bong bóng bất động sản và khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn, trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế. Hiện nay, việc tăng lãi suất của FED kéo theo nhiều rủi ro rõ ràng. Tuy nhiên, bao gồm cả Chủ tịch FED Powell và một số giám đốc FED trong những trường hợp khác nhau trong tháng này đã lần lượt bày tỏ rằng, FED sẽ không cắt giảm lãi suất sớm và sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lạm phát xuống đến mức mà FED hài lòng.

Mỹ đã trở thành một kẻ gây rối đe dọa nền kinh tế thế giới bằng cách lợi dụng vị thế bá quyền của đồng USD để chuyển các rủi ro trong nước ra ngoài, gặt hái của cải thế giới, gây tổn hại đến sự ổn định kinh tế và tài chính cũng như phúc lợi của người dân các nước khác. Đúng như  cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Connally đã nói: “Đồng USD là tiền tệ của chúng tôi, nhưng lại là rắc rối của các bạn.”

Biên tập viên:La Thành