Bình luận: Trung Quốc cũng là nạn nhân của các cuộc tấn công mạng
Mới đây, một báo cáo do Phòng thí nghiệm Kỳ An Bàn Cổ, Bắc Kinh (Pangu Lab) công bố đã vạch trần rõ nội tình của một nhóm tin tặc có tên AgainstTheWest (ATW) lấy Trung Quốc làm mục tiêu tấn công chính. Các thành viên chủ chốt của nhóm tin tặc này đến từ khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, tiến hành các hoạt động tấn công mạng, ăn cắp dữ liệu và tiết lộ thông tin chống lại Trung Quốc trong thời gian dài. Báo cáo cho thấy, kể từ năm 2021 đến nay, nhóm ATW cho biết đã từng hơn 70 lần tiết lộ những thông tin quan trọng và nhạy cảm liên quan Trung Quốc như mã nguồn hệ thống thông tin, kho dữ liệu, v,v, liên quan đến hơn 300 hệ thống thông tin của hơn 100 cơ quan như cơ quan Chính phủ, hàng không, cơ sở hạ tầng quan trọng và thể hiện lập trường ngoan cố chống Trung Quốc. Nhất là kể từ năm 2022 đến nay, các hoạt động tấn công của nhóm ATW tăng mạnh, liên tục tiến hành các hoạt động tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào các mục tiêu mạng của Trung Quốc, gây nguy hại nghiêm trọng tới an ninh mạng và an ninh dữ liệu của Trung Quốc.
Lâu nay, xuất phát từ mục đích chính trị, một số nước phương Tây trong đó có Mỹ luôn đổ lỗi cho Trung Quốc về an ninh mạng khi không có bất cứ chứng cứ gì, thổi phồng “thuyết đe doạ an ninh mạng từ Trung Quốc”. Trên thực tế, giống như nhiều quốc gia trên thế giới, Trung Quốc cũng bị đe doạ bởi các cuộc tấn công mạng và là một trong những nạn nhân chính chịu tác hại của hoạt động tấn công mạng. Nhóm ATW tiến hành các hoạt động tấn công mạng đối với Trung Quốc chính là hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc bị tấn công mạng đến từ nước ngoài. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu phát triển an ninh công nghiệp quốc gia Trung Quốc, Trung Quốc hàng năm hứng chịu hơn 2 triệu cuộc tấn công mạng đến từ nước ngoài với dụng ý xấu. Nhưng những hoạt động tấn công này cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, những hoạt động tấn công mạng thực sự có tính đe doạ và phá hoại nghiêm trọng luôn tiềm ẩn trong thời gian dài, hơn nữa là do những nhóm tin tặc có sự hậu thuẫn của chính phủ phát động, rất khó phát hiện. Ví dụ, có chứng cứ xác thực cho thấy, năm ngoái, trong cuộc tấn công mạng nhằm vào Đại học Công nghiệp Tây Bắc Trung Quốc, Văn phòng hành động xâm nhập đặc biệt (TAO) thuộc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã lần lượt sử dụng 54 máy chủ trung gian và máy chủ pro-xy (máy chủ trung gian tách người dùng cuối khỏi các trang web họ truy cập), hơn nữa còn đặt tại 17 nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Ba Lan, U-crai-na, v,v, từ đó đã ẩn giấu IP thật phát động tấn công mạng của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ. Điều này cũng chứng tỏ, tấn công mạng là vấn đề phức tạp mang tính toàn cầu, có đặc điểm che giấu và xuyên quốc gia, một số nước tiến hành suy đoán và hâm nóng một cách vô cớ mà không có bất cứ chứng cứ gì, đổ tội tấn cộng mạng cho nước khác, cách làm này là hoàn toàn có dụng ý xấu, không có tinh thần trách nhiệm.
Là nạn nhân chính của hoạt động tấn công mạng, Trung Quốc kiên quyết phản đối và chống lại mọi hình thức tấn công mạng. “Luật An ninh mạng” Trung Quốc đã quy định rõ, bất cứ cá nhân và tổ chức nào đều không được tiến hành các hoạt động gây nguy hại an ninh mạng như xâm nhập mạng của người khác, quấy nhiễu chức năng bình thường mạng của người khác, đánh cắp dữ liệu mạng, v,v, không được cung cấp những ứng dụng, công cụ gây nguy hại đến an ninh mạng, v,v,. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc đề xuất “Sáng kiến an ninh dữ liệu toàn cầu”, đề xướng các nước cùng chung tay xây dựng Cộng đồng cùng chung vận mệnh không gian mạng, đề xướng các nước phản đối việc lợi dụng công nghệ thông tin phá hoại các cơ sở hạ tầng then chốt hoặc ăn cắp dữ liệu quan trọng của nước khác, phản đối lạm dụng công nghệ thông tin tiến hành các hoạt động giám sát quy mô lớn, thu thập thông tin cá nhân trái phép của nước khác, v,v, đóng góp phương án Trung Quốc cho việc xây dựng quy tắc quản lý kỹ thuật số toàn cầu.
Mạng in-tơ-nét khiến thế giới trở thành một ngôi làng toàn cầu, cộng đồng quốc tế ngày càng trở thành cộng đồng cùng chung vận mệnh trong bạn có tôi, trong tôi có bạn. Đối mặt với vấn đề an ninh mạng toàn cầu, không có nước nào có thể đứng ngoài cuộc và chỉ lo cho thân mình. Các nước cần chung tay ứng phó với thái độ có tinh thần trách nhiệm, chứ không phải là thoái thác trách nhiệm, bịa đặt và bôi nhọ.
Biên tập viên:Kiều Quân