Điện thoại di động trở thành “nông cụ”, livestream bán hàng thay cho “việc đồng áng”, những kinh nghiệm phát triển kinh tế số ở nông thôn Trung Quốc

2023-02-22 07:32:32(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

    Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh tế số ở Trung Quốc, người nông dân Trung Quốc đã trở thành những blogger giới thiệu về thôn quê tươi đẹp của mình. Trên nhiều nền tảng (mạng xã hội) nơi có thể đăng tải các video ngắn, qua đó đã xuất hiện nhiều “blogger nông dân nổi tiếng” giới thiệu và quảng bá cuộc sống ở nông thôn và bán đặc sản địa phương. Rất nhiều nông dân Trung Quốc đã biến chiếc điện thoại di động của mình thành “nông cụ”, việc phát trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội (gọi tắt là livestream) bán hàng bổ sung cho việc tiêu thụ nông sản theo cách cũ là bán hàng trực tiếp tại các địa điểm cố định. Những “người nông dân mới” đang trực tiếp thúc đẩy nông thôn Trung Quốc hướng đến phát triển kỹ thuật số.

Trên nhiều nền tảng video ngắn đã xuất hiện nhiều “blogger nông dân”

    Theo thống kê mới nhất của Bộ Thương mại Trung Quốc và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, hiện có hơn 13 triệu người tại nông thôn Trung Quốc làm thương mại điện tử, với doanh số bán lẻ các mặt hàng nông sản Trung Quốc trên mạng đã lên tới 531 tỷ 380 triệu Nhân dân tệ, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số ấn tượng này đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả ở nước ngoài nghiên cứu về sự biến đổi của xã hội nông thôn Trung Quốc. PGS. TS Phạm Hương Trà, Phó trưởng Khoa xã hội học và phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Việt Nam cho biết, trong những năm gần đây, mạng In-tơ-nét và công nghệ kỹ thuật số đã tác động sâu sắc đến kinh tế và xã hội nông thôn Trung Quốc. Sự phát triển mạnh mẽ đó của thương mại điện tử ở nông thôn Trung Quốc trong việc nâng cấp, chuyển đổi ngành nghề truyền thống và chấn hưng nông thôn, đã trở thành những kinh nghiệm quý để các nước đang phát triển tham khảo.

PGS. TS Phạm Hương Trà, Phó trưởng Khoa xã hội học và phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Việt Nam

    Trực tiếp nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển bền vững nông thôn, PGS. TS Phạm Hương Trà đặc biệt quan tâm đến sự tiến triển của Trung Quốc về thoát nghèo chuẩn xác và chấn hưng nông thôn. Cô nhận xét, trong những năm gần đây, thông tin về phát triển và chấn hưng nông thôn Trung Quốc, được tìm hiểu không chỉ thông qua Đài phát thanh và Đài truyền hình truyền thống, mà các mạng xã hội dường như trở thành cửa sổ quan trọng để quan sát về cuộc sống của nông dân Trung Quốc, với ngày càng nhiều nông dân Trung Quốc đang thể hiện cuộc sống chân thực của mình thông qua chiếc điện thoại thông minh.

    Những thông tin liên quan đến nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc tiếp tục bùng nổ, đằng sau đó là sự ủng hộ của chính sách nhà nước. Cô Phạm Hương Trà nhận xét, “Quy hoạch phát triển thương mại điện tử trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14” do nhiều ban ngành gồm Bộ Thương mại Trung Quốc cùng phối hợp công bố cách đây 2 năm nêu rõ, đến năm 2025, thương mại điện tử sẽ nhanh chóng tích hợp với các ngành khu vực I, II, III, thúc đẩy toàn diện cải cách số hoá chuỗi ngành nghề và chuỗi cung ứng, để trở thành lực lượng quan trọng trong việc nâng cấp chuyển đổi ngành nghề truyền thống và chấn hưng nông thôn; Văn kiện số 1 Trung ương năm 2022 của Trung ương Đảng và Quốc vụ viện ban hành về công tác trọng điểm thúc đẩy toàn diện chấn hưng nông thôn, đã nêu rõ về thực thi công trình “phát triển nông nghiệp bằng thương mại điện tử”, thúc đẩy đưa thương mại điện tử vào từng thôn làng; Văn kiện số 1 Trung ương năm 2023 vừa công bố cũng nêu rõ về thực hiện sâu rộng các công việc phát triển nông thôn kỹ thuật số, thúc đẩy nghiên cứu các trường hợp ứng dụng kỹ thuật số, đẩy nhanh ứng dụng dữ liệu lớn vào nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh. Cô Phạm Hương Trà cho biết, chính việc đưa ra một loạt chính sách ưu đãi trong nhiều năm qua đã tiếp thêm nguồn động lực phát triển thương mại điện tử nông thôn Trung Quốc.

Nhiều nông dân Trung Quốc livestream bán hàng nông sản 

    Ngoài sự hỗ trợ về chính sách, các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc cũng cung cấp địa bàn rộng mở cho công cuộc chấn hưng nông thôn. PGS, TS Phạm Hương Trà còn cho biết, ngành lô-gi-xtíc không ngừng thâm nhập vào nông thôn Trung Quốc, đây là biểu hiện cụ thể của việc không ngừng thúc đẩy chấn hưng nông thôn, tiếp thêm nguồn động lực cho công cuộc chấn hưng nông thôn. Đặc biệt trong giai đoạn bùng phát đại dịch Covid-19, để giải quyết vấn đề hàng nông sản không được lưu thông, các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn của Trung Quốc đều nhanh chóng đưa ra các chương trình bán hàng livestream ở nông thôn, hỗ trợ các hộ nông dân và thương gia nhanh chóng xây dựng các chuỗi cửa hàng trực tuyến, các công ty thương mại điện tử tận dụng hiệu quả mạng lưới lưu thông phân phối của mình. Trong vòng vẻn vẹn vài tiếng đồng hồ đã có thể trực tiếp gửi hàng nông sản đến tận tay người tiêu dùng, giúp ích cho việc giảm giá thành lưu kho, tránh được hiện tượng lãng phí, giúp cả người nông dân và người tiêu dùng đôi bên cùng có lợi. Điều này không chỉ giúp nông dân thoát khỏi khủng hoảng, mà còn tạo ra mô hình kinh doanh mới.

    Cô Phạm Hương Trà nhận xét, các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc thông qua việc tích hợp nguồn lực nông nghiệp để tiến hành sản xuất nông nghiệp theo những đơn hàng đã được tập hợp và quy mô hóa, đồng thời thông qua nền tảng điện tử đã thúc đẩy mở rộng thị trường, hình thành chuỗi ngành nghề liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, cung ứng và bán hàng. Điều này đã trở thành sự một sự lựa chọn cho cách làm giàu của ngày càng nhiều nông dân Trung Quốc. Cô nói, Trung Quốc nỗ lực phát triển công nghệ kỹ thuật số, để thay đổi mô hình nông nghiệp truyền thống, những kinh nghiệm nâng cấp chuyển đổi ngành nghề truyền thống và chấn hưng nông thôn là kinh nghiệm cho các nước đang phát triển tham khảo.

 

Biên tập viên:Sảnh Hoa