Bình luận: Thảm kịch “không thể thở” của sắc tộc thiểu số Mỹ bao giờ mới chấm dứt?

2023-02-17 09:55:52(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Những năm gần đây, thế lực chủ nghĩa người da trắng thượng đẳng ở Mỹ ngày càng mở rộng và trở nên cực đoan và bạo lực. Cảnh sát thành phố Raleigh, bang Bắc Carolina Mỹ mới đây công bố một video clip cho thấy, người đàn ông da đen 32 tuổi tên là Williams xảy ra xung đột với cảnh sát tại một bãi đỗ xe và bị cảnh sát chích dùi cui điện, mặc dù được đưa đi cấp cứu nhưng cuối cùng vẫn chết trong bệnh viện. Tờ Newsweek Mỹ đưa tin cho biết, mặc dù Williams hét to lên rằng mình mắc bệnh tim mạch, nhưng nhiều cảnh sát vẫn đè người đàn ông này xuống đất và tiếp tục chích điện anh ta. Vụ việc này một lần nữa phơi bày bạo lực hành pháp và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc thâm căn cố đế của cảnh sát Mỹ.

Lâu nay, cảnh sát Mỹ luôn bị chỉ trích vì vấn đề bạo lực hành pháp và phân biệt chủng tộc. Sau vụ chẹt cổ chết George Floyd gây chấn động toàn cầu, mặc dù làn sóng chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ dâng cao, nhưng cảnh sát Mỹ hành pháp bạo lực đối với những người sắc tộc thiểu số vẫn xảy ra liên tiếp. Tháng 1 năm nay, người đàn ông gốc Phi Tyre Nichols ở thành phố Memphis đã bị 5 cảnh sát đánh chết, khiến người dân Mỹ phẫn nộ, nhiều nơi nổ ra các hoạt động biểu tình. Không lâu trước vụ Tyre Nichols, một giáo viên gốc Phi 31 tuổi đang thăm thân tại thành phố Los Angeles cũng bị cảnh sát đánh chết bằng dùi cui điện. Theo số liệu của trang điện tử Bản đồ bạo lực cảnh sát Mỹ (Mapping Police Violence), năm 2022, Mỹ có 1.186 người chết bởi bạo lực hành pháp của cảnh sát,  mức cao trong 10 năm qua, trong đó người gốc Phi chiếm 26%, nhưng dân số của người gốc Phi chỉ chiếm 13% tổng dân số của Mỹ.

Cảnh ngộ “không thể thở” của người gốc Phi tại Mỹ cũng là vấn đề chung đang gặp phải của những sắc tộc thiểu số khác tại Mỹ. Dưới sự ám ảnh phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống như bạo lực hành pháp, phân biệt đối xử, v,v, các sắc tộc thiểu số buộc phải sống trong môi trường bất ổn, bất công và sợ hãi, nhiều người trong số họ không phải là nhận được giấc mơ Mỹ, mà là vỡ mộng về nước Mỹ, chết tại nước Mỹ. Ngày 3/3/2022, tại ngôi nhà riêng ở San Diego, Mỹ, một nữ tiến sĩ gốc Hoa 47 tuổi, chỉ vì không nộp chi phí quản lý nhà ở, đã bị 9 cảnh sát bắn liên tiếp thiệt mạng; Tháng 3 năm 2021, một cảnh sát Chicago đã vô cớ bắn chết một cậu bé gốc La-tinh 13 tuổi tên là Adam Toledo tại một ngõ hẻm tối mà không rõ lý do; Cuối năm 2020, tại bang Pennsylvania, chàng trai thanh niên gốc Hoa 19 tuổi Christian Hall đi lên đường cao tốc vì trầm cảm, đã bị cảnh sát đến hiện trường bắn chết ...

Điều đáng sợ là, đối với các vụ bạo lực hành pháp của cảnh sát xảy ra liên tiếp, các chính khách Mỹ nhiều khi chỉ nói thì hay làm thì nhác, ít có hành động thực tế. Tổng thống Mỹ Bai-đơn hồi mới lên nắm quyền từng tỏ rõ cần giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc, nhưng từ khi ông giữ chức đến nay, các vụ bạo lực hành pháp nhằm vào sắc tộc thiểu số lên mức đỉnh mới đã chứng tỏ, chính quyền Bai-đơn khó có thể thúc đẩy giải quyết vấn đề chủng tộc, nhiều chính sách của Chính phủ các khoá trước đó cũng chỉ là hời hợt. Cho dù có phương án cải cách tốt đến mấy, cũng bị “chết yểu” vì sự kiềm hãm lẫn nhau của hai chính đảng Mỹ, không thể thực hiện một cách thực sự. Điều này cũng là một trong ngững nguyên nhân tại sao giấc mơ “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng” trong bản “Tuyên ngôn độc lập” Mỹ ra đời cách đây hơn 200 năm trước đến nay vẫn khó thực hiện.

Trước cố tật mang tính hệ thống về bạo lực hành pháp của cảnh sát, ngày càng nhiều người Mỹ lo mình sẵn sàng trở thành George Floyd, Tyre Nichols và Williams tiếp theo. Thế ai sẽ xoá bỏ tận gốc nạn phân biệt đối xử vốn đã thâm căn cố đế tại xã hội Mỹ? Ai đến giải quyết những bất bình đẳng “tự nhiên” này? Hay là Nhà Trắng chưa bao giờ có ý định  giải quyết những vấn đề này? Thảm kịch “không thể thở” của sắc tộc thiểu số Mỹ bao giờ mới chấm dứt?

Biên tập viên:Kiều Quân