Thực tiễn chấn hưng nông thôn của Trung Quốc có thể chia sẻ kinh nghiệm tham khảo với Việt Nam

2023-01-09 08:00:05(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

    Trung Quốc luôn đặt công tác giải quyết tốt vấn đề “Tam nông”(Nông nghiệp, nông thôn và nông dân) vào vị trí hàng đầu trong công tác toàn Đảng, bởi đây là vấn đề có tính cơ bản gắn với nền kinh tế quốc dân và sinh kế của người dân. 5 năm trước, Quốc vụ viện Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra ý kiến về việc thực thi chiến lược chấn hưng nông thôn. Là chuyên gia nghiên cứu vấn đề phát triển nông thôn bền vững, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Lan Hương rất quan tâm tiến triển giảm nghèo chính xác, cũng như chấn hưng nông thôn của Trung Quốc. Bà cho rằng, 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo vững mạnh của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình làm hạt nhân, công tác chấn hưng nông thôn đã thực hiện khởi đầu tốt đẹp, thí dụ như: Tất cả 832 huyện nghèo khó ở Trung Quốc với gần 100 triệu người nghèo ở nông thôn đã được thoát nghèo; tổng sản lượng lương thực đứng đầu thế giới và an ninh lương thực của hơn 1,4 tỷ người được đảm bảo hiệu quả; mức sống của nông dân Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể, v.v.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

    Hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều có mục tiêu phấn đấu thực hiện hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vậy làm thế nào để phát huy đầy đủ những lợi thế của hai nước Trung - Việt với chế độ tương đồng, văn hoá tương thông, địa lý tương cận, để cùng nhau chia sẻ tham khảo cho sự phát triển của nông thôn hai nước và mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước, đây chính là điều đã trở thành mối quan tâm chung của các bên, của chính quyền các cấp, cũng như của các chuyên gia, học giả hai nước. Bà Nguyễn Thị Lan Hương cho biết, Trung Quốc không dừng lại ở những thành tựu đã đạt được trong 5 năm qua, trong Báo cáo chính trị của Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đề ra sự bố trí mới đối với việc thúc đẩy toàn diện chấn hưng nông thôn trong tình hình mới, xác định rõ công tác trọng điểm và hai “giới hạn” của chiến lược chấn hưng nông thôn.

    Bà Nguyễn Thị Lan Hương nhận xét, Báo cáo chính trị của Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra công tác trọng điểm về ba mặt: Thứ nhất, xây dựng nông thôn, phát triển nông thôn cùng với quản trị nông thôn. Cụ thể, Trung Quốc có hơn 500 triệu nông dân và hơn 180 triệu hộ nông dân, thông qua các chủ thể quản lý nông nghiệp mới và các dịch vụ xã hội hóa, Trung Quốc đã gắn kết hữu cơ số lượng lớn tiểu nông với nền nông nghiệp hiện đại, bắt tay vào con đường nông nghiệp hiện đại mô hình Trung Quốc trong điều kiện quy mô dân số khổng lồ; Thứ hai, Trung Quốc đã cải cách sâu rộng toàn diện khu vực nông thôn, loại bỏ các rào cản thể chế như đất đai, vốn và hồ sơ hạn chế sự phát triển của nông thôn, và thúc đẩy các yếu tố chính như con người, đất đai và vốn nhằm để ưu tiên hỗ trợ hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; Thứ ba, Trung Quốc đã thông qua tự trị, pháp trị, đức trị kiện toàn lãnh đạo tổ chức đảng kết hợp với hệ thống quản trị nông thôn để hiện thực hóa hệ thống quản trị nông thôn và năng lực quản trị, đặt nền móng vững chắc cho việc chấn hưng nông thôn.

     Bà Nguyễn Thị Lan Hương cũng cho biết, tình hình thực tế lớn nhất của Trung Quốc là phải giải quyết vấn đề lương thực cho hơn 1,4 tỷ người, vì vậy an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu trong an ninh chiến lược quốc gia của Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra hai "điểm mấu chốt" cho chiến lược phục hưng nông thôn: Thứ nhất là đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm; Thứ hai là giữ nghiêm, tránh trường hợp quay trở lại nghèo đói trên diện rộng. Bà cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hỗ trợ các khu vực nghèo khó thực hiện chuyển đổi từ "xóa đói giảm nghèo" sang "chấn hưng nông thôn", nắm bắt được then chốt để phát triển ngành nghề, dựa trên đặc sắc văn hoá nông thôn, đáp ứng nhu cầu thị trường, phát huy vai trò của tổ chức kinh tế tập thể, thúc đẩy toàn bộ chuỗi ngành nghề, nâng cao chất lượng ngành nghề, thúc đẩy thoát nghèo. Những thực tiễn chấn hưng nông thôn của Trung Quốc có thể chia sẻ kinh nghiệm tham khảo với Việt Nam.

 

 

 

Biên tập viên:Mẫn Linh