Hải Vân

Nữ dịch giả xinh đẹp thông qua văn học hiện đại và đương đại giúp độc giả Việt Nam thêm hiểu về Trung Quốc

01-03-2022 09:49:50(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Có người nói, để có thể hiểu sâu hơn về một ngôn ngữ và một nền văn hóa khác là đọc các tác phẩm kinh điển của đất nước họ. Thật vậy, đọc tác phẩm văn học hiện đại và đương đại của một quốc gia sẽ giúp ích cho việc hiểu được xã hội hiện đại và đương đại của đất nước đó. Trên nhịp cầu giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam đương đại, chúng ta đã thấy một nhóm dịch giả hoạt động sôi nổi, chính họ đã thổi hồn cho nhiều  tác phẩm văn học, giúp nhiều độc giả Việt Nam thông qua những tác phẩm này hiểu hơn về Trung Quốc.

Nguyễn Thị Minh Thương, sinh năm 1986, là một trong số đó.

Năm 2011, sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Văn học Việt Nam tại Đại học Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Thị Minh Thương đến học bậc tiến sỹ tại Đại học Nhân dân Trung Quốc chuyên ngành Văn học hiện đại và đương đại Trung Quốc. Tháng 10 năm 2014, Nguyễn Thị Minh Thương dịch cuốn Tiểu thuyết Kiên Ngạnh như thủy của tác giả Diêm Liên Khoa, sau đó đã chính thức được xuất bản tại Việt Nam và đoạt giải thưởng về dịch thuật của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2015.

Nữ dịch giả xinh đẹp thông qua văn học hiện đại và đương đại giúp độc giả Việt Nam  thêm hiểu về  Trung Quốc_fororder_diem

Chụp với thầy Diêm Liên Khoa tại Vịnh Hạ Long, Việt Nam

Nữ dịch giả xinh đẹp thông qua văn học hiện đại và đương đại giúp độc giả Việt Nam  thêm hiểu về  Trung Quốc_fororder_diem2

"Phong cách viết của thầy Diêm Liên Khoa rất độc đáo, giàu tính ẩn dụ và hài kịch đen, tương đối khó nắm bắt. Ngoài ra, đây là tác phẩm miêu tả lại thời kỳ cách mạng văn hóa tại Trung Quốc, rất nhiều từ ngữ của thời kỳ đó mình không hiểu hết, may mà nhờ có các bạn cùng lớp và thầy giáo Diêm Liên Khoa giúp đỡ.

Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ năm 2015, Nguyễn Thị Minh Thương về trường cũ giảng dạy.

  “Mình về nước chủ yếu làm công tác giảng dạy ở Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội. Công việc bình thường của mình là dạy học, nghiên cứu khoa học và dịch sách. Gần đây, mình đã dịch được Đinh Trang mộng, Ngày tháng năm của Diêm Liên Khoa, Phồn hoa của Kim Vũ Trừng, sắp xuất bản Thế giới bình thường...”

Nữ dịch giả xinh đẹp thông qua văn học hiện đại và đương đại giúp độc giả Việt Nam  thêm hiểu về  Trung Quốc_fororder_diem3

Nữ dịch giả xinh đẹp thông qua văn học hiện đại và đương đại giúp độc giả Việt Nam  thêm hiểu về  Trung Quốc_fororder_diem4

                      “Thế giới bình thường”                     

Sau khi trở về Việt Nam, Nguyễn Thị Minh Thương không từ bỏ đam mê dịch thuật, lần này cô chọn tiểu thuyết thử thách hơn là “Thế giới bình thường” để dịch. Thế giới bình thường là một tiểu thuyết dài hàng triệu chữ của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Lộ Diêu. Cuốn tiểu thuyết được xuất bản vào năm 1986 và giành được Giải thưởng Văn học Mao Thuẫn lần thứ ba Trung Quốc vào năm 1991. Khi được hỏi tại sao lại chọn một cuốn tiểu thuyết “khó nhằn” như vậy, Nguyễn Thị Minh Thương cho biết:

“Chọn dịch Thế giới bình thường vì đây là tiểu thuyết hay, có giá trị và là bức tranh sử thi, hoành tráng về bước chuyển mình của Trung Quốc thời hiện đại, có nhiều điểm tương đồng với sự phát triển nông thôn ở Việt Nam, bạn đọc VN có thể tìm được nhiều đồng cảm ở bộ tiểu thuyết này.”

Nguyễn Thị Minh Thương đã mất gần ba năm để dịch cuốn tiểu thuyết đồ sộ triệu chữ “Thế giới bình thường” này. Hiện tại bản dịch đang ở giai đoạn chỉnh sửa. Hai, ba tháng nữa sẽ được Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản.

“Có một số khó khăn khi dịch Thế giới bình thường là dung lượng tiểu thuyết rất đồ sộ, câu chuyện trải qua khoảng thời gian dài với nhiều biến động lịch sử, xã hội, các phong trào chính trị, kinh tế, đòi hỏi dịch giả phải kiên trì, hiểu được tình hình kinh tế chính trị, xã hội, đường lối chính sách của Trung Quốc, hiểu sâu về văn hoá Trung Quốc nói chung và văn hoá vùng (văn hoá địa phương) nói riêng. Một số kiến trúc, phong tục, tập quán đều cần chú thích như: giường lò (土炕), nhà hang (窑洞),…. Mặc dù so với một số sáng tác của của Kim Vũ Trừng (金宇澄)và Giả Bình Ao (贾平凹), phương ngữ trong tác phẩm không hẳn là nhiều, nhưng vẫn là một thử thách với dịch giả”

“Ngày tháng năm” là một cuốn tiểu thuyết khác của nhà văn Diêm Liên Khoa. Cuốn tiểu thuyết này được xuất bản vào năm 1997 và đã giành được Giải thưởng Văn học Lỗ Tấn lần thứ hai. Trong lúc chỉnh sửa lần cuối cuốn tiểu thuyết “Thế giới bình thường”, Nguyễn Thị Minh Thương trong vòng 2 tháng  dịch xong cuốn tiểu thuyết “Ngày tháng năm” sang tiếng Việt. Cuốn tiểu thuyết này sẽ được Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam và Công ty sách Tao Đàn xuất bản vào tháng 3 năm nay.

“Ngày tháng năm mình dịch khoảng 2 tháng, Dịch cuốn Ngày tháng năm rất khó, vì ngôn ngữ tác phẩm rất giàu chất thơ, nhiều ẩn dụ, nhiều từ tượng thanh, tượng hình。“

Nữ dịch giả xinh đẹp thông qua văn học hiện đại và đương đại giúp độc giả Việt Nam  thêm hiểu về  Trung Quốc_fororder_diem5

kí tặng độc giả sách Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa

Nguyễn Thị Minh Thương cho rằng, văn học cổ điển Trung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam, hiện nay, hàng loạt tác phẩm của các tác giả đương đại của Trung Quốc như Vương Mông,  Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Dư Hoa, Lộ Diêu, Diêm Liên Khoa, Vương An Ức, Kim Vũ Trừng đã đến với các độc giả trẻ Việt Nam thông qua các bản dịch. "Mình rất thích dịch sách, mình muốn giới thiệu những tác phẩm văn học hiện đại và đương đại xuất sắc của Trung Quốc đến với độc giả Việt Nam."

Biên tập viên:Hải Vân
Lựa chọn phương thức đăng nhập