Sảnh Hoa

MẠN ĐÀM VỀ NGÀY TÌNH YÊU TRUNG QUỐC- TẾT NGUYÊN TIÊU

14-02-2022 11:38:06(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Sảnh Hoa thân chào quý vị và các bạn đang theo dõi chuyên mục Hộp thư thính giả trên sóng và trên mạng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện.

Vậy là nhân dân hai nước Trung -Việt cùng ăn Tết Nhâm Dần cổ truyền sắp tan, bầu không khí mùa xuân đang ngày càng ấm nồng, muôn vật đang hồi sinh, chứa chan niềm tin và hy vọng. Nhân dân Trung Quốc quan niệm rằng ăn xong Tết Nguyên Tiêu rằm tháng Giêng mới là hết Tết. Trong khi Ngày tình yêu Valentin phương Tây là 14 tháng 2, thì từ xa xưa Trung Quốc đã có Ngày Tình Yêu đậm đà truyền thống văn hóa của dân tộc mình rồi.

MẠN ĐÀM VỀ NGÀY TÌNH YÊU TRUNG QUỐC- TẾT NGUYÊN TIÊU_fororder_src=http___pic1.k1u.com_k1u_mb_d_file_20210220_1613799541892254_836_10000&refer=http___pic1.k1u

Mọi người thường nói, mùa xuân là mùa hoa nở cũng là mùa của tình yêu, mùa của niềm tin và hy vọng. Đúng vậy, tình yêu lứa đôi thường ra hoa vào bất cứ thời điểm nào, trường hợp nào, chỉ cần duyên đến, đôi trai gái phải lòng nhau thì tình yêu sẽ đến, không nhất thiết phải rơi đúng vào ngày lễ ngày hội nào.

MẠN ĐÀM VỀ NGÀY TÌNH YÊU TRUNG QUỐC- TẾT NGUYÊN TIÊU_fororder_src=http___pic1.k1u.com_k1u_mb_d_file_20210225_1614243880492388_836_10000&refer=http___pic1.k1u

Rằm tháng Giêng, là Tết Nguyên Tiêu, đây cũng là một trong những ngày Tết cổ truyền quan trọng  của Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc thường nói: “Rằm tháng giêng vui Tết Nguyên Tiêu, thắp đèn treo hoa cùng ăn Tết,” rằm tháng Giêng Tết Nguyên tiêu, đầu đường cuối phố đều treo đèn màu, mọi người cùng nhau ra phố ngắm đèn, đốt pháo hoa, ca hát vui mừng đón Tết Nguyên Tiêu, bởi vì đây là ngày Tết cuối cùng trong cả dịp Tết Xuân.

MẠN ĐÀM VỀ NGÀY TÌNH YÊU TRUNG QUỐC- TẾT NGUYÊN TIÊU_fororder_src=http___pic.sjzntv.cn_material_news_img_2021_02_c85c9e83d003950d846cecf9458aaff9&refer=http___pic.sjzntv

Tại Trung Quốc, Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là “Ngày Tình yêu” lãng mạn cổ truyền. Trong xã hội phong kiến cổ đại Trung Quốc, các chị em phụ nữ thường không được ra khỏi nhà đi dạo chơi tự do như phái nam, thế nhưng vào đêm Nguyên tiêu, các chị em lại được cha mẹ cho phép ra khỏi nhà, đi chơi ngắm đèn hoa với bạn bè bên ngoài, và đây cũng là dịp để các chàng trai cô gái trẻ tuổi quen biết, tiếp xúc xem liệu có phải lòng nhau hay không. Nguyên Tiêu chi dạ hoa lộng nguyệt, chính là mùa trăng tròn lung linh sắc màu hoa đăng rực rỡ, do vậy Tết Nguyên tiêu Trung Quốc chính là mùa Valentine phương Đông.

Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Nguyên Tịch, Nguyên Dạ còn gọi là tết Thượng Nguyên. Đêm rằm tháng giêng là đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo Âm lịch. Đêm hôm đó, trong dân gian TQ từ trước đến nay đều có tập tục treo hoa đăng, tức là đèn hoa đủ màu các loại, vì vậy Tết Nguyên Tiêu còn gọi là tết “Hoa Đăng”.

MẠN ĐÀM VỀ NGÀY TÌNH YÊU TRUNG QUỐC- TẾT NGUYÊN TIÊU_fororder_src=http___pic1.k1u.com_k1u_mb_d_file_20210224_19189a156817decbba001e3d70f0b7d6_836_10000.png&refer=http___pic1.k1u

Ngắm hoa đăng ăn bánh trôi là hai nội dung chính trong ngày tết Nguyên Tiêu. Vậy thì tại sao Tết Nguyên Tiêu lại treo đèn hoa các màu? Truyền rằng, năm 180 trước Công nguyên, vua Hán Văn- nhà vua đời Tây Hán của Trung Quốc được lên ngôi đúng vào ngày rằm tháng Giêng nông lịch. Để  chúc mừng, vua Hán Văn quyết định lấy ngày rằm tháng Giêng làm ngày hội Hoa Đăng. Hằng năm cứ vào tối ngày rằm tháng giêng, nhà vua đều cùng quan thần trong triều ra khỏi Hoàng cung để đi dạo, cùng chung vui với người dân. Ngày hôm đó, nhà nào nhà nấy, trên khắp các ngả đường, thôn xóm đều treo đủ các loại đèn với muôn hình muôn vẻ đa sắc màu để mọi người thưởng thức. Đến năm 104 trước công nguyên, tết Nguyên Tiêu chính thức trở thành ngày tết lớn của nhà nước. Quyết định này, khiến quy mô của ngày tết Nguyên Tiêu được nhân rộng ra hơn nữa. Theo quy định, ở những nơi công cộng, cũng như các ngôi  nhà đều phải treo đèn màu kết hoa màu, nhất là trong những khu phố con hẻm đông đúc và trung tâm văn hóa phải tổ chức lễ hội Hoa Đăng, triển lãm Hoa Đăng rất long trọng; Già trẻ gái trai đi xem hoa Đăng , đoán câu đối trên Hoa đăng, múa đèn Rồng suốt thâu đêm v,v, về sau năm nào cũng vậy, rồi dần dần hình thành thói quen và truyền từ đời này sang đời khác. Theo sách sử ghi chép, năm 713 trước công nguyên, ở kinh thành Trường An trong đời nhà Đường <tức thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây ngày nay> đã xếp thành “núi đèn” rất lớn cao khoảng 7 mét, với hơn 50 nghìn các loại đèn màu, rất đồ sộ hoành tráng. Đèn màu trong ngày tết Nguyên Tiêu, thường làm bằng giấy nhiều màu sặc sỡ, với đủ các tạo hình như non nước, các kiến trúc, các nhân vật, Hoa cỏ, chim muông v,v,trong đó đèn  ngựa bay có đặc sắc của TQ nhất. Đèn ngựa bay là một trò chơi, nghe nói đã hơn một nghìn năm lịch sử. Trong đèn này có lắp một bánh xe, khi thắp cây nến trong trong đèn, nhiệt độ trong đèn lên cao khiến bánh xe quay, qua đó đẩy những vó  ngựa giấy trên bánh xe chạy. Bóng ngựa hiện lên chụp đèn, nhìn từ bên ngoài thấy ngựa như đang phi nược đại, trông rất sống động.

MẠN ĐÀM VỀ NGÀY TÌNH YÊU TRUNG QUỐC- TẾT NGUYÊN TIÊU_fororder_src=http___www.mapshow.cn_d_file_lvyouimg_20210223_juqeydc54ad&refer=http___www.mapshow

Tết Nguyên Tiêu ăn bánh trôi cũng là một tập tục lớn của người Trung Quốc. Vào khoảng đời nhà Tống <năm 960 công nguyên cho đến năm 1279 công nguyên>, khi ăn tết Nguyên Tiêu, trong dân gian bắt đầu thịnh hành một loại thức ăn mới lạ. Nhân bánh là mứt các loại hoa quả, bên ngoài lấy bột gạo nếp gói thành từng viên vo cho tròn, rồi nấu chín, rất thơm ngon. Về sau, phần lớn các khu vực ở miền Bắc TQ đều gọi loại thức ăn này là “Nguyên Tiêu” còn miền Nam thì gọi là “bánh trôi”.

MẠN ĐÀM VỀ NGÀY TÌNH YÊU TRUNG QUỐC- TẾT NGUYÊN TIÊU_fororder_src=http___www.gzkyz.com.cn_img_20210618_d40c8b083af64071eb86d2b88921f64e&refer=http___www.gzkyz.com

Bánh trôi phát triển đến ngày nay đã có đến gần 30 loại, nhân bánh trôi gói bằng nhiều thứ nhân, ví dụ như nhân sơn tra, thập cẩm, vừng, kem sữa cao cao, xô-cô-la v,v. Phong vị bánh trôi của mỗi địa phương cũng không hẳn giống nhau. Bánh trôi tỉnh Hồ Nam màu trắng, trong suốt, thơm, ngon và  ngọt. Ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang miền Đông gói bằng nhiều thứ nhân, vỏ mỏng, bánh trôi nhỏ như quả trứng chim bồ câu của Thượng Hải trông xinh xắn, ăn mát, ngon, ngọt. Loại bánh trôi gói bằng nhân sơn tra, nhân vừng, nhân kem sữa v,v của Bắc Kinh cũng có hương vị độc đáo

Trong ngày tết Nguyên Tiêu, ngoài ngắm đèn, ăn bánh trôi, còn có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Như đi cà kheo, múa ương ca, múa sư tử v,v, Đặc biệt là múa sư tử , ngoài ở Trung Quốc ra, các nơi trên thế giới có người Hoa cư trú, mỗi khi vào dịp tết đều tổ chức múa sư tử. Múa sư tử của TQ được chia thành hai phái, đó là “phái Nam” và phái Bắc” . Múa sư tử của phái miền Nam chú trọng về thay đổi động tác và kỹ xảo, thường với hình thức hai người múa là chính, động tác linh hoạt và biến đổi khôn lường; Múa sư tử phái Bắc coi trọng khí thế, thường có mười mấy người, thậm chí  mấy chục người cùng múa. Khi múa có đệm nhạc mang đậm đặc sắc giai điệu dân gian Trung Quốc, bất kể người múa hay người xem đều hào hứng tham gia, thể hiện sự vui nhộn náo nhiệt của bầu không khí Tết Nguyên Tiêu rằm tháng giêng. 

Vậy Tết Nguyên Tiêu hằng năm chỗ bạn có vui không? Mời chia sẻ vào mục Hộp thư Ngọc Ánh trên tường Facebook nhé.

Sảnh Hoa xin chào và tạm biệt quý vị và các bạn...

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập