La Thành

#Bìnhluận Muốn làm nổi bản thân mình, không nhất thiết phải dìm người khác

10-02-2022 08:57:55(GMT+08:00)
Chia sẻ:

#Bìnhluận  Muốn làm nổi bản thân mình, không nhất thiết phải dìm người khác_fororder_fuz20220210

Lễ khai mạc Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh đã thu hút sự quan tâm của toàn cầu, những ngày qua, nhân sĩ các giới và các nước đồng loạt ca ngợi lễ khai mạc lần này. Thế nhưng, không hòa chung cùng niềm hân hoan đó, là sự “âm dương quái khí” của một số người Mỹ. Khi nhận xét về đồng phục của đoàn thể thao Trung Quốc tại lễ khai mạc, bà Vanessa Friedman, một Tổng biên tập của “Thời báo Niu-Yoóc” đã nói một cách mỉa mai rằng, Trung Quốc là “quốc gia duy nhất phân biệt vận động viên nam và nữ theo đồng phục” và dựa vào đó trao “giải thụt lùi lớn nhất” cho nước chủ nhà.

#Bìnhluận  Muốn làm nổi bản thân mình, không nhất thiết phải dìm người khác_fororder_fuz20220210b

Phân biệt nam và nữ theo đồng phục dường như là nhận thức chung của mọi người, nhưng lại bị bà Friedman đưa đẩy thành vấn đề “nhân quyền”, nhưng bà đã phớt lờ một thực tế: đoàn thể thao Mỹ cũng phân biệt vận động viên nam và nữ theo đồng phục khác nhau tại lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông lần này. Đối với nước mình, bà Friedman không chỉ vô căn cứ về vấn đề “giới tính” mà còn không ngừng ca ngợi đồng phục của đoàn thể thao Mỹ có “thiết kết ngoạn mục hơn so với những lần trước”, “nêu bật yếu tố khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường”.

#Bìnhluận  Muốn làm nổi bản thân mình, không nhất thiết phải dìm người khác_fororder_fuz20220210a

Từ thổi phồng cảnh báo các vận động viên tham gia Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh “không ăn thịt ở Trung Quốc” đến “không mang điện thoại di động và máy tính cá nhân”, những điều mà truyền thông các nước phương Tây quan tâm vẫn là để chứng tỏ Trung Quốc không tốt như vậy, còn kém xa so với Mỹ và các nước phương Tây. Thực ra, cách làm này không cần thiết, thậm chí hoàn toàn vô nghĩa.

Tính an toàn của thực phẩm Thế vận hội sớm đã được chứng minh tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008. So với tính an toàn thực phẩm, trải nghiệm của vận động viên các nước tham gia Thế vận hội Bắc Kinh là hương vị phong phú đa dạng của ẩm thực phương Đông. Khi nói về bánh chẻo (sủi cảo), món ăn thích nhất trong làng Ô-lim-pích, chị Julia Marino, cầu thủ Mỹ giành huy chương bạc môn kỹ năng trượt ván trượt tuyết vượt dốc nữ cho biết: “Từ khi tôi đến làng Ô-lim-pích, tôi đã ăn khoảng 200 chiếc bánh chẻo.” Chị cười nói tiếp: “Tôi sẽ ăn banh chẻo ngay sau khi đi tập về”Trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa Đông, làng Ô-lim-pích mùa Đông Bắc Kinh cung cấp dịch vụ ăn uống an toàn, lành mạnh và phong phú đa dạng, thực đơn được sự phê chuẩn của Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế, tổng cộng có 678 món, các món ăn trong thực đơn cung cấp tuần hoàn theo chu kỳ 8 ngày. Làng Ô-lim-pích mùa Đông Bắc Kinh “lấy vận động viên làm trung tâm”, cung cấp dịch vụ bảo đảm ăn uống chất lượng cao 24/24 giờ cho các đoàn thể thao. Trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa Đông, vận động viên các nước đồng loạt quảng bá ẩm thực trên mạng xã hội. Một video mang tên “chuyến thăm làng Ô-lim-pích mùa Đông” do vận động viên trượt băng tốc độ Hà Lan Jutta Leerdam đăng trên mạng xã hội đã nhận được hơn 200 nghìn like.

Hai kỳ Thế vận hội do Trung Quốc tổ chức đều bị Mỹ tẩy chay theo các kịch bản được chuẩn bị trước, mục đích là biến ngày hội thể thao thành sự kiện ngoại giao, để chèn ép Trung Quốc. Sự phát triển của Trung Quốc đã làm các nước phương Tây không thích ứng, cảm thấy khó có thể chấp nhận sự trỗi dậy của một nước phương Đông, càng không chịu chấp nhận sự trỗi dậy của ý thức hệ khác nhau. Thực ra, các nước phương Tây vẫn có nhiều mặt đáng để các nước đang phát triển trong đó có Trung Quốc học tập và tham khảo, nhưng làm nổi bản thân bằng dìm người khác vừa không khiến mọi người cảm phục, vừa không hiệu quả.

Sau khi Mỹ la làng tẩy chay Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh, không những không gây ảnh hưởng đến các vận động viên, mà còn có hơn 30 nhà lãnh đạo cấp cao các nước và tổ chức quốc tế đến dự lễ khai mạc, Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh trở thành một trong những Thế vận hội mùa Đông có số lãnh đạo cấp cao và vận động viên tham dự cao nhất trong lịch sử. Trên sân thi đấu của Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh, các vận động viên đã thể hiện khẩu hiệu “đoàn kết hơn” của Thế vận hội bằng tinh thần thể thao chân thành của mình. Cảnh cầu thủ bi đá trên băng hai nước Trung – Mỹ trao đổi huy hiệu “Băng Đôn Đôn”, biểu tượng Thế vận hội sau khi kết thúc trận đấu khiến khán giả phải thốt lên, “đây là sự thể hiện tuyệt vời của tinh thần thể thao”.

Biên tập viên:La Thành
Lựa chọn phương thức đăng nhập