Kiều Quân

Bình luận: Mỹ mới là “Đế quốc ăn cắp bí mật” thật sự

21-01-2022 10:57:48(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Bìnhluận: Mỹ mới là “Đế quốc ăn cắp bí mật” thật sự_fororder_D-000293

Thế vận hội Ô-lim-pích mùa đông Bắc Kinh ngày càng đến gần, nhưng nỗ lực chính trị hoá thể thao của một vài nước do Mỹ đứng đầu ngày càng điên cuồng. Trước đó đã bôi nhọ thực thẩm Ô-lim-pích, nay lại vu khống Trung Quốc ăn cắp bí mật qua mạng đối với điện thoại di động và máy tính của các vận đông viên và quan chức tham gia Thế vận hội Ô-lim-pích mùa đông Bắc Kinh. Tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008 không có vận động viên nào gặp vấn đề về an toàn thực phẩm, Trung Quốc hàng năm tiếp đón hàng trăm triệu bạn bè và quan chức chính phủ nước ngoài, nhưng không có ai bị “ăn cắp bí mật qua mạng”. Giống như việc bôi nhọ thực phẩm Ô-lim-pích Trung Quốc, lời bịa đặt về Trung Quốc “ăn cắp bí mật qua mạng” không đáng tin.  

Trái lại, Mỹ đã gây ra nhiều vụ ăn cắp bí mật qua mạng, là “Đế quốc ăn cắp bí mật” thực sự. Kể từ thập niên 70 thế kỷ trước, quân Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh đã lắp máy nghe trộm trên cáp biển của Liên Xô, tiến hành nghe lén trong 10 năm. Nhà văn Mỹ Craig Reed  trong cuốn sách “Tháng 11 đỏ” (Red November) đã viết: Điều này giống như  áp tai lên tường của Liên Xô.

Bìnhluận: Mỹ mới là “Đế quốc ăn cắp bí mật” thật sự_fororder_D-000291

Sau mấy chục năm kết thúc Chiến tranh lạnh, Mỹ lại đưa tai nghe lén trên tường của đồng minh. Năm 2013, cựu nhân viên Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ Snowden đã phanh phui chương trình “PRISM”, vạch trần vụ bê bối  Mỹ nghe lén lãnh đạo các nước đồng minh với quy mô lớn; Năm 2015, Trang web WikiLeaks phanh phui, Cục An ninh quốc gia Mỹ từng lần lượt nghe lén ba Tổng thống Pháp Chirac, Sarkozy và Hollande; Năm 2021, phương tiện truyền thông Đan Mạch một lần nữa phanh phui, Mỹ và Cục tình báo Quốc phòng Đan Mạch phối hợp chặt chẽ với nhau, bí mật nghe lén quan chức cấp cao của các nước Liên minh châu Âu trong thời gian dài như Tổng thống Pháp Macron, Thủ tướng Đức Merkel, v.v, Điều đáng sợ là, Pháp và Mỹ từng hai lần đạt được thoả thuận không nghe lén nhau vào năm 1980 và năm 2010. Điều này gợi nhớ đến điều mà  cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger từng nói – “Làm kẻ địch của Mỹ nguy hiểm, làm đồng minh của Mỹ trí mạng.”

Bìnhluận: Mỹ mới là “Đế quốc ăn cắp bí mật” thật sự_fororder_D-000294

Trong hành động nghe lén, giám sát và ăn cắp bí mật qua mạng trên toàn cầu của Mỹ, Trung Quốc là đối tượng được ưu tiên “chăm sóc” trọng điểm. Lâu nay, Mỹ luôn nghe lén, tấn công và xâm nhập cơ quan chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, đại học và mạng lưới viễn thông của Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của công ty Knownsec, Trung Quốc, từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2021, Mỹ luôn đứng đầu trong số những nước phát động tấn công mạng đối với những hệ thống nghiệp vụ then chốt và những đơn vị nhạy cảm của Trung Quốc. Trung bình trong 10 lần xin truy cập internet đến từ Mỹ thì có 1 cuộc tấn cộng mạng.

Điều đáng mỉa mai là, Mỹ giỏi nhất về công tác tình báo, còn tự khoe là “người bảo vệ an ninh mạng”, vừa ăn cướp vừa la làng, cấm nước Mỹ sử dụng các thiết bị Huawei vì lý do an ninh, còn yêu cầu các đồng minh không được sử dụng thiết bị Huawei. Nhưng Mỹ lại không tìm ra bất cứ chứng cứ nào của Huawei gây nguy hại tới an ninh mạng. Mới đây, kể cả Anh, nước đồng minh của Mỹ cũng thừa nhận rằng, Huawei không có vấn đề gì về an ninh, Anh cấm sử dụng thiết bị của Huawei là bị Mỹ ép buộc.

Bìnhluận: Mỹ mới là “Đế quốc ăn cắp bí mật” thật sự_fororder_D-000303

Mỹ luôn mở miệng cần bảo vệ “trật tự quốc tế dựa trên quy tắc”, nhưng điều đáng nhắc là, Mỹ đến nay vẫn chưa ký “Sáng kiến tín nhiệm và an ninh không gian mạng Pa-ri”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova từng phê bình Mỹ “gạt bỏ mình ngoài quy tắc” và nêu rõ những hoạt động nghe lén của Mỹ bị phanh phui chỉ là “ phần nổi của tảng băng chìm” “sự thật đáng sợ hơn nhiều so với những gì mà mọi người  nhìn thấy”.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập