Sảnh Hoa

TẾT LẠP BÁT CỔ TRUYỀN TRUNG QUỐC

10-01-2022 11:53:08(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Sảnh Hoa thân chào quý vị và các bạn đang có mặt bên máy thu thanh hoặc đang truy cập trang web trên sóng và trên mạng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Xin chúc quý vị và các bạn luôn an khang, gia đình đầm ấm, chan hoà và hạnh phúc.

TẾT LẠP BÁT CỔ TRUYỀN TRUNG QUỐC_fororder_2

Vậy là cuốn lịch treo tường năm 2021 bị bóc hết mười hôm rồi, trên cuốn lịch năm 2022 mới tinh, báo cho mọi người biết chỉ còn khoảng 20 ngày nữa là đến Tết Nhâm Dần hay còn là Tết năm con Hổ. Mặc dù thời gian gần đây một vài nơi ở Trung Quốc đang triển khai chống dịch COVID—19 nảy sinh cục bộ, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến muôn vàn các gia đình sinh sống tại các tỉnh thành khác bắt đầu bận rộn việc mua sắm hàng Tết và sửa sang nhà cửa rồi. Vậy tình hình dịch bệnh ở chỗ bạn đã bớt căng thẳng chưa? Tết này bạn có thể về quê ăn tết không?

Các bạn thân mến, Hộp thư thính giả kỳ này gặp gỡ các bạn đúng vào ngày tết dân gian mồng  8 tháng Chạp âm lịch, người Trung Quốc gọi là tết Lạp Bát là một trong những ngày tết cổ truyền  của dân tộc Hán Trung Quốc. Không hiểu trong dân gian Việt Nam có ăn Tết Lạp Bát không nhỉ? Hoan nghênh các bạn giới thiệu và chia sẻ cho Sảnh Hoa nhé.

Nhân dịp tết Lạp Báo cổ truyền, Sảnh Hoa xin mạn đàm với quý vị và các bạn về cái tích của Tết Lạp Bát đáng được coi trọng và kế thừa nhé.

Theo ghi chép từ sử sách, có thực mới vực được đạo, vậy nên ngay từ thời xa xưa, người dân Trung Quốc đã hết sức coi trọng nghề nông nghiệp. Mỗi vụ được mùa, mọi người cho rằng đây là cái phúc do trời đất ban cho, cho nên cần tổ chức các hoạt động ghi lễ long trọng để tạ ơn trời, gọi là “Lạp Tế”, mọi người nấu cháo bằng kê mới, rồi cùng ăn chung với nhau,ca múa nhạc vang lên chung vui ngày tết.

Tương truyền rằng, sau khi Phập Giáo truyền vào Trung Quốc, trước khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo, thầy đã phải tu khổ hạnh nơi rừng sâu núi thẳm, thầy đói gầy đến nỗi chỉ còn mỗi da bọc xương. Lúc đó, có một cô gái chăn cừu thấy vậy, nàng liền lấy một ít ngũ cốc trộn với hoa quả đồng nội, dùng nước suối trong suốt nấu cháo cho Thầy ăn lại sức. Sau khi sức khỏe thầy hồi phục, thầy lại ngồi dưới gốc cây bồ đề trầm tư suy ngẫm, đến đúng mồng 8 tháng chạp nông lịch thì thành Đạo. Để kỷ niệm sự kiện này, các tín đồ Phật giáo liền lấy gạo và các loại đỗ khác màu nấu cháo để cúng dâng cho Phật, thế nên mọi người liền gọi thứ cháo ngũ cốc này là cháo Lạp Bát.

Người Trung Quốc có phong tục tập quán  ăn cháo Lạp Bát vào mồng 8 tháng Chạp âm lịch đã có hơn ngàn năm lịch sử. Lúc đó, mỗi độ đến mồng 8 tháng Chạp hằng năm, bất kể là trong cung đình, quan phủ, hay trong các chùa chiền đều phải nấu cháo Lạp Bát. Trong dân gian, nhà nào nhà nấy đều nấu cháo Lạp bát cúng bái tổ tiên; mọi người trong gia đình đều xum họp cùng ăn báo cháo Lạp bát nóng hổi vào ngày đông giá rét, hoặc múc vào bát đem biếu cho người thân và bạn bè.

TẾT LẠP BÁT CỔ TRUYỀN TRUNG QUỐC_fororder_1

Đến các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, kính thần cúng Phật được thay thế cho việc cúng tế tổ tiên, ăn mừng thu hoạch và đuổi dịch bệnh, trừ thiên tai. Mọi người lấy những việc này làm chủ đề chính của lễ hội Lạp Bát. Trong lễ hội Lạp Bát chủ yếu là nấu cháo ngũ cốc có nhiều loại đỗ, tặng quà cho nhau, cùng nhau thưởng thức cháo Lạp Bát, mọi người tổ chức lễ ăn mừng mùa màng bội thu. Đồng thời cũng từ đó, rất nhiều người lấy ngày mồng 8 tháng Chạp âm lịch, tức tết Lạp Bát làm lễ khai trương cho lễ hội mùa Xuân, rủ nhau đi mua sắm cho tết Xuân cổ truyền... Thế là bầu không khí "Tết xuân" ngày càng đậm đà đa sắc.

Sảnh Hoa xin giới thiệu thêm với quý vị và các bạn về Cháo Lạp cổ truyền nhé.

Chủng loại cháo Lạp Bát rất phong phú. Cháo Lạp bát cổ truyền trong dân gian, cần phải có đủ 8 thứ nguyên liệu chính và 8 thứ nguyên liệu phụ để khớp với chữ số 8 “tức Lạp bát”, trong phát âm tiếng Trung Quốc, số 8 na ná với âm “发”, tức là phát tài, còn   mang ngụ ý may mắn. Nguyên liệu chính là các loại đỗ màu. Như đỗ đỏ, đỗ xanh, đỗ đũa , đỗ cô ve, đỗ Hà lan, đỗ ván và các loại đỗ khác. Các loại gạo như  gạo kê, gạo tẻ, kê nếp, gạo cẩm, gạo nếp, tiểu mạch, ngô, cao lương v,v. Mọi người có thể căn cứ theo sở thích của mình để lựa chọn. Nguyên liệu phụ để nấu Cháo Lạp bát mà mọi người thường hay lựa chọn như mứt đào, mứt hạnh, lạc tây, hạt dẻ, quả hồng, hạt dưa, hạt sen, lạc, hạt thông, các loại mứt, lê khô, nho khô v,v.

Tết Lạp bát, ngoài nấu cháo Lạp bát, trong dân gian ở miền Bắc Trung Quốc còn có thói quen ngâm “tỏi Lạp bát”. Các chị em nội trợ lấy tỏi bóc vỏ, rồi cho vào liễn, đổ dấm gạo cho ngập tỏi, đậy kín liễn liễn miệng rồi bê vào chỗ ấm ở trong nhà. Đến đêm Giao thừa, chủ nhà múc tỏi Lạp bác ra ăn với sủi cảo. Tỏi sau khi ngâm có màu xanh biếc trong như cẩm thạch, ngâm trong dấm gạo có màu đỏ sẫm trông rất đẹp mắt, vị chua chua hơi cay, càng tăng thêm hương vị ẩm thực của mâm cỗ Giao thừa đoàn viên.

TẾT LẠP BÁT CỔ TRUYỀN TRUNG QUỐC_fororder_3

Riêng ở Bắc Kinh, người dân trong các ngõ hẻm coi trọng Tết Lạp Bát mồng 8 tháng Chạp nông lịch hơn cả, nhiều người dân Bắc Kinh tranh thủ đi Ung Hoà Cung, tức một ngôi chùa và tu viện thuộc Phật giáo Tây Tạng nằm ở gần phố Quốc Tử Giám phía đông thành Bắc Kinh, xếp hàng nhận bát cháo Lạp bát từ tay Hòa thượng, mọi người quan niệm rằng, ăn cháo Lạp Bát từ tay Hòa Thượng ban cho sẽ gặp nhiều may mắn, gia đình an khang. Còn các nhà nông thì cho rằng, Tết Lạp Báp ăn cháo Lạp Bát thì năm tới ngũ cốc được mùa, mùa màng bội thu.

Các bạn thân mến, năm cũ nông lịch sắp qua, xuân Nhâm Dần đã không còn bao xa. Trong năm qua, Sảnh Hoa và các đồng nghiệp hằng ngày bận rộn với các công việc truyền thông, phục vụ đông đảo thính giả và cư dân mạng. Trong giây phút sắp khép lại kỳ Hộp thư đặc biệt đúng dịp Tết Lạp Bát cổ truyền, Sảnh Hoa xin chia sẻ với quý vị và các bạn một số câu lời hay ý đẹp về đạo đức nhân sinh. Mong sao, chúng ta trở thành những người bạn tốt, luôn động viên lẫn nhau trên dòng đời.

  • Đi suốt dòng đời, tôi không xuất sắc, nhưng tôi lương thiện không giả dối;Tôi ăn ngay nói thẳng, làm gì cũng thông thoáng cởi mở.
  • Tôi không thông minh, nhưng hẳn là tôi không ngờ nghệch; Nhiều việc tôi đều hiểu, chỉ có điều tôi không muốn nói ra.
  • Làm người quá thông minh sẽ rất mệt, đôi khi hồ đồ một chút lại càng vui hơn.
  • Tôi không thích mưu tính hại nhau, cũng không chịu bị toan tính, càng không ưa giả dối.
  • Tôi mến con người chân thật, không moi móc rèm pha, không rắp tâm tính kế, mà nên đối xử chân thành với nhau.

 

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập