Khi Hiệp định hợp tác kinh tế khu vực lớn nhất thế giới---Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện trong khu vực(RCEP) chính thức có hiệu lực, đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong hội nhập kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhất là khu vực Đông Á. Là nước ký kết quan trọng, các tầng lớp xã hội tại Việt Nam đều tin tưởng rằng, dù đứng trước một số thách thức, nhưng RCEP sẽ tiếp thêm nguồn động lực mạnh mẽ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 và hồi phục kinh tế trong khu vực và thế giới, tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thúc đẩy thương mại của Việt Nam và các nước ASEAN lên tầm cao mới.
RCEP chính thức có hiệu lực đã đơn giản hoá quy tắc thương mại, cho phép càng nhiều thương nhân và chủ doanh nghiệp trong khu vực thâm nhập vào thị trường. RCEP sẽ kết nối ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc qua từng hiệp định thương mại trong khu vực. Khu vực Đông Á là trung tâm thương mại của các mặt hàng điện tử, ô-tô, hàng dệt may, quần áo và nông nghiệp,v.v, RCEP có thể tăng cường kết nối giữa các lĩnh vực thương mại khác nhau của các nước, cuối cùng củng cố vị thế của khu vực này trong chuỗi cung ứng toàn cầu, RCEP đã đóng vai trò thúc đẩy mạnh mẽ cho doanh nghiệp các nước trong khu vực phát triển thương mại. Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam cho biết, lợi ích của RCEP chủ yếu nằm ở việc hài hòa các quy tắc về xuất xứ và thuế quan. Vì vậy, để tận dụng được, doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu để đáp ứng quy tắc xuất xứ cho tốt nhất.
Chỉ riêng thương mại song phương hai nước Trung-Việt, việc của RCEP có hiệu lực sẽ giúp thu hút hơn nữa tài nguyên tập trung tại biên giới Trung-Việt, nhờ mức thuế quan bằng không, khiến nhiều hàng hóa của các nước ASEAN hơn được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như châu Âu và châu Mỹ,v.v. thông qua Trung Quốc. Ngày thứ hai sau khi RCEP chính thức có hiệu lực , chuyến tàu hàng đầu tiên hàng của Trung Quốc đã tới Hà Nội, Việt Nam. Chuyến tàu vận chuyển 23 container hàng hóa 40 (feet) và 2 container hàng hoá 20 (feet) gồm hàng thương mại thông thường và thương mại điện tử xuyên biên giới, như linh kiện điện tử, nhu yếu phẩm, sản phẩm hóa chất... với tổng trọng lượng hơn 800 tấn, trị giá hơn 10 triệu USD.
Tập đoàn An Phát Holdings Việt Nam đang xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu có thể phân hủy sinh học hoàn toàn lớn nhất Đông Nam Á, sản lượng sẽ đạt được 30 nghìn tấn, tập đoàn này sẽ thay mặt doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp gia nhập chuỗi cung ứng vật liệu xanh toàn cầu. Phó Tổng Giám đốc, CFO của Tập đoàn này Phạm Đỗ Huy Cường cho biết: “Đối với doanh nghiệp Việt Nam, RCEP đã đơn giản hoá các thủ tục, tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí, nâng cao sức cạnh tranh. Về mặt cung ứng nguyên liệu, chứng nhận xuất xứ sẽ được tiêu chuẩn hoá hơn nữa, có thể tăng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp sẽ tăng lợi nhuận hơn nữa. Ngoài ra, 37% sản phẩm nhựa do Việt Nam sản xuất được bán sang Trung Quốc, sau khi RCEP có hiệu lực, tiềm năng xuất khẩu có thể sẽ được kích thích hơn nữa, chúng tôi còn có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy, xây dựng hệ thống kho bãi và hậu cần, những lĩnh vực này sẽ có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai!”.
Đúng như TS Trần Thị Hồng Minh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Việt Nam cho biết, về nhập khẩu, Việt Nam có thể được hưởng lợi từ việc gia tăng chất lượng hàng nhập khẩu cho tiêu dùng. Cùng với việc gia tăng thương mại hàng trung gian, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực.