Sảnh Hoa

RCEP đóng vai trò rất quan trọng đối với thương mại các nước ASEAN như Việt Nam cũng như thế giới

03-01-2022 11:18:32(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Ngày 1/1/2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực, trở thành Khu vực thương mại tự do có dân số đông nhất, quy mô kinh tế thương mại lớn nhất và giàu tiềm năng phát triển nhất, cũng được coi là thắng lợi của thương mại tự do và chủ nghĩa đa phương. Vào thời điểm quan trọng này, phóng viên Đài chúng tôi đã phỏng vấn Phó Giáo sư Nguyễn Minh Hoàn, Trưởng Khoa Triết học - Học viện Báo chí Tuyên truyền - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam cùng trao đổi một số vấn đề liên quan tới RCEP. 

RCEP đóng vai trò rất quan trọng đối với thương mại các nước ASEAN như Việt Nam cũng như thế giới_fororder_1

Ông Nguyễn Minh Hoàn cho rằng, nhìn lại năm 2021, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng trên toàn cầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với kinh tế thế giới cũng như các hoạt động đầu tư thương mại trên toàn cầu, mang đến nhiều thách thức to lớn trong các lĩnh vực của Việt Nam. Việc RCEP có hiệu lực là một cơ hội to lớn đối với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Vì hiệp định này có thể sửa chữa chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến các hoạt động đầu tư thương mại giữa các nước ASEAN như Việt Nam với các nước đối tác được lưu thông hiệu quả, đóng góp những động lực mới cho sự phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

Ông Nguyễn Minh Hoàn cho biết, hiệp định này là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới do ASEAN đề nghị đàm phán, và được sự ủng hộ và phối hợp tích cực của Trung Quốc và đạt được thoả thuận sau 8 năm. Sự ủng hộ và phối hợp của Trung Quốc đã đánh dấu bước tiến vững chắc của Trung Quốc trên con đường gia nhập  một hiệp định thương mại tự do trình độ cao hơn. Có thể thấy, Trung Quốc luôn ủng hộ chủ nghĩa đa phương, mở cửa, trong khi tiếp tục ủng hộ vững chắc hợp tác đa phương lấy Tổ chức Thương mại thế giới làm đại diện, Trung Quốc còn tích cực tham gia hợp tác hội nhập kinh tế khu vực, kiên trì đi con đường phát triển chất lượng cao, mở cửa chế độ, có một bước đi quan trọng trong việc tham gia quản lý kinh tế thương mại đa phương toàn cầu, thúc đẩy nâng cấp hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

 Ông Nguyễn Minh Hoàn nêu rõ, sau khi ký thỏa thuận, hiệp định này sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Việt Nam như  thúc đẩy xuất khẩu, tạo thêm việc làm, thúc đẩy tự do hoá và thuận  lợi hoá kinh tế thương mại và đầu tư, thu hút nhiều vốn nước ngoài hơn nữa,v.v.. Vì các nước thành viên RCEP là nơi cung ứng vậu liệu thô, máy móc thiết bị lớn nhất của Việt Nam, đồng thời cũng là thị trường chính của các sản phẩm Việt Nam. RCEP bao gồm chuỗi  sản xuất lớn nhất trên thế giới. Do đó, việc kết nối thuận lợi và nhanh chóng với các nền kinh tế RCEP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội lớn hơn để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời nâng cao vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng này.

Ông Nguyễn Minh Hoàn đặc biệt nhắc tới, đối với Việt Nam, điều lợi nhất của RCEP nằm ở sự điều phối giữa xuất xứ và quy tắc thuế quan. Do quy tắc xuất xứ thống nhất trong khu vực RCEP, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có thể nâng cao chất lượng để đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế quan,  có thể đẩy mạnh xuất khẩu trong khu vực, đặc biệt là thị trường Nhật, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân,v.v.. Nhưng trong khi đó, RCEP cũng mang lại nhiều thách thức đối với Việt Nam. Giá cả hàng hoá thấp và giảm thuế quan có thể sẽ dẫn đến việc tăng rủi ro nhập siêu. RCEP có thể gây cạnh tranh quyết liệt hơn. Nhiều đối tác hợp tác  đều có sản phẩm tương tự với Việt Nam, để cạnh tranh với hàng hoá của các nước khác, các doanh nghiệp Việt Nam phải coi trọng đầu tư công nghệ, trình độ quản lý và nâng cao tỷ lệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, để tận dụng  cơ hội do RCEP mang lại, tăng cường khả năng cạnh tranh mới.

Cuối cùng, ông Nguyễn Minh Hoàn tổng kết, xét cho cùng, kết cấu kinh tế của các nước thành viên RCEP có tính bổ sung cao, trao đổi đầu tư thương mại mật thiết, giao lưu nhân văn sâu rộng, có viễn cảnh hợp tác rộng mở. Là Khu vực thương mại tự do với dân số đông nhất, kết cấu thành viên đa dạng nhất và có tiềm năng phát triển lớn nhất, hiệp định này phù hợp với xu thế phát triển thời đạivà lợi ích phát triển của các bên, là nguyện vọng  chung của Việt Nam cũng như các nước thành viên khác, cũng là sự thắng lợi của chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do, chắc chắn sẽ tiếp thêm động lực mới cho phát triển và thịnh vượng chung trong khu vực, đóng góp động lực  mới vào việc phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế  toàn cầu.

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập