Sau 8 năm, Mỹ lần này liệu có thể thực hiện cam kết đối với châu Phi hay không?

2022-12-20 10:34:14(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Mới đây, Mỹ triệu tập Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – châu Phi lần thứ 2, Tổng thống Mỹ Biden, Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Austin đồng loạt tham dự hội nghị, Lãnh đạo 49 nước châu Phi và Liên minh châu Phi bay tới Oa-xinh-tơn. Tuyên bố của Nhà Trắng nói rằng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – châu Phi lần này đã nhấn mạnh cam kết của Mỹ làm sâu sắc quan hệ với châu Phi. Chính quyền Biden còn có kế hoạch đầu tư ít nhất 55 tỷ USD vào châu Phi trong ba năm tới.

Tuy nhiên, hội nghị diễn ra trong ba ngày này đã bế mạc trong tiếng tranh cãi. Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Phi Arikana Chikhomboori Quaio cho rằng, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – châu Phi là thất bại trừ phi người Mỹ đối xử bình đẳng với người châu Phi.

Từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai, Mỹ đặt châu Phi vào vị trí đường biên chiến lược toàn cầu của mình. Những năm qua, quan hệ Mỹ – châu Phi ngày càng xấu đi. Nhiều nhà phân tích nêu rõ, Mỹ sở dĩ hướng tầm ngắm vào châu Phi không phải do cắn rứt lương tâm, mà chủ yếu do cân nhắc đến cuộc giành giật địa chính trị.

Ngay trong hôm đầu tiên diễn ra hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin đã đề cập tầm ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại châu Phi tăng mỗi ngày.

Bên cạnh đó, trong việc viện trợ châu Phi, những điều mà Mỹ nói thường chênh lệch rất lớn so với những gì nước này đã làm. Đơn cử chương trình “châu Phi điện lực”, Tổng thống Mỹ khi đó Ô-ba-ma đã tuyên bố chương trình này trong chuyến thăm Nam Phi tháng 6/2013, nói rằng cần khiến “những nơi còn tối đen ở châu Phi hiện nay được chiếu sáng bằng đèn điện”. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2020, lượng phát điện thực tế chưa đến 1/4 của lượng phát hiện đã cam kết.

Tiếp đó là Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – châu Phi lần thứ nhất diễn ra năm 2014. Tổng thống khi đó Ô-ba-ma cũng cam kết tăng thêm đầu tư tại châu Phi, nhưng về sau, Chính phủ Mỹ đã cắt giảm vốn viện trợ cho dự án phòng, chống bệnh HIV/AIDS, hơn nữa còn giảm các dự án viện trợ châu Phi khác.

8 năm sau, cam kết đối với châu Phi của Chính quyền Biden cũng đáng nghi ngờ: 55 tỷ USD vốn đầu tư cần chia cho khoảng 50 nước châu Phi, không những chia làm 3 năm để thực hiện, mà phải đến sang năm mới có thể đưa vào ngân sách và năm 2024 mới được thực hiện, bên cạnh đó còn đối mặt với vấn đề liệu có được thông qua tại Hạ viện do đảng Cộng hòa đứng đầu hay không.

Đối với châu Phi hiện nay mà nói, điều cần nhất là sự giúp đỡ chân thành từ các nước lớn. Mỹ cần thực sự tôn trọng châu Phi, làm nhiều việc thực sự cho châu Phi, để nhân dân châu Phi cảm nhận được tấm lòng thành thật, bằng hành động thực tế giành được sự tín nhiệm của châu Phi.

Biên tập viên:Kiều Quân