Việc bảo tồn đa dạng sinh học mong đợi “thời khắc Pa-ri”

2022-12-17 13:46:54(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Nếu nói rằng “Hiệp định Pa-ri” là một dấu mốc trong tiến trình ứng phó biến đổi khí hậu của toàn cầu, vậy, Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước về đa dạng sinh học, còn gọi là COP 15 đang diễn ra thì được các bên gửi gắm kỳ vọng tạo ra “thời khắc Pa-ri” khác.

Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh COP15 giai đoạn II diễn ra tại Montreal, Ca-na-đa tối 15/12, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi “cùng thúc đẩy sự chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên, chung tay xây dựng cộng đồng cùng chung sự sống của trái đất cũng như thế giới sạch sẽ và tươi đẹp”, đồng thời đề xuất 4 sáng kiến nhằm thực hiện mục tiêu này. Đây là những nỗ lực mới nhất nhằm thúc đẩy quản trị đa dạng sinh học toàn cầu của Trung Quốc với vai trò nước Chủ tịch COP15.

COP15 là hội nghị mang tính toàn cầu đầu tiên do Liên Hợp Quốc tổ chức theo chủ đề văn minh sinh thái. Tháng 10 năm ngoái, Hội nghị COP 15 giai đoạn 1 diễn ra tại Côn Minh, Trung Quốc. Hội nghị đã thông qua “Tuyên bố Côn Minh”. Một năm sau, Trung Quốc tiếp tục đảm nhiệm nước Chủ tịch Hội nghị COP15 giai đoạn 2. Bên ngoài phổ biến mong đợi dưới sự điều phối và thúc đẩy của Trung Quốc, hội nghị có thể khiến các bên đi đến nhận thức chung, thúc đẩy hành động chung nhằm bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu.

Trung Quốc đã có những hành động thực chất hướng tới chung tay xây dựng cộng đồng cùng chung sự sống của trái đất. 10 năm qua, Trung Quốc là nước có tài nguyên rừng tăng trưởng nhiều nhất và diện tích rừng nhân tạo lớn nhất thế giới, là nước có số thành phố được công nhận là thành phố đất ngập nước quốc tế nhiều nhất thế giới, và đang xây dựng hệ thống công viên quốc gia lớn nhất thế giới…những cái nhất này đã chứng kiến nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy xây dựng văn minh sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.

Biên tập viên:Kiều Quân