Bình luận: Ứng phó biến đổi khí hậu – “Mong Mỹ thực hiện đến nơi đến chốn lời hứa của ngài Tổng thống”

2022-11-16 13:21:38(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27), Mỹ tuyên bố đến năm 2030 “có triển vọng” thực hiện cam kết giảm 50-52% lượng phát thải các-bon so với năm 2005. Đây là một tin mừng đối với cả thế giới. Mặc dù trong nhiều năm qua Mỹ luôn nói nhiều làm ít trong vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu, chỉ hô vang khẩu hiệu mà không thực hiện, nhưng so với cách làm trước đây của Mỹ là động một tí “hủy bỏ hiệp định” trước đây, thì ít nhất cam kết là một sự tiến bộ.

Là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ việc phát thải các-bon trên toàn cầu, Mỹ cần gánh vác trách nhiệm tương ứng trong việc ứng phó biến đổi khí hậu. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và giữ vị trí nước công nghiệp lớn nhất thế giới trong hơn 100 năm qua, đã phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cao hơn nhiều so với các nước khác. Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu năng lượng Anh “Carbon Brief”, kể từ năm 1850 đến nay, Mỹ tổng cộng  phát thải hơn 509 tỷ tấn khí CO2, chiếm khoảng 27% tổng lượng phát thải toàn cầu, cao hơn nhiều so với bất cứ nước nào. Nếu tính lượng phát thải các-bon bình quân đầu người từ năm 1850 đến nay, Mỹ gấp hơn 3 lần so với lượng phát thải bình quân đầu người toàn cầu, ít nhất gấp 8 lần Trung Quốc và hàng chục lần của Ấn Độ. Mỹ cũng tích lũy được lượng của cải khổng lồ từ việc này, trở thành cường quốc số một thế giới.

Nhưng nước được hưởng lợi nhiều nhất từ việc phát thải các-bon toàn cầu này lại không thi hành nghĩa vụ của mình, coi quy tắc quốc tế trong lĩnh vực biến đổi khí hậu như là trò đùa, thậm chí coi việc “rút khỏi hiệp định” hoặc “hủy bỏ hiệp định” như là chuyện bình thường. Trong 15 năm kể từ năm 1992 phê chuẩn “Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu”, lượng phát thải các-bon của Mỹ vẫn tăng nhanh chóng; Năm 2001, Mỹ tuyên bố rút khỏi “Nghị định Thư Kyoto” được ký vào năm 1997 với lý do “giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế Mỹ”; Năm 2017, chỉ sau một năm ký “Hiệp định Pa-ri”, Mỹ đã chính thức rút khỏi hiệp định này với lý do “Hiệp định này không công bằng đối với Mỹ”. 

Về việc hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó biến đổi khí hậu, Mỹ cũng làm rất kém. Năm 2009 Mỹ cam kết, trước năm 2020 mỗi năm cung cấp ít nhất 100 tỷ USD cho các nước đang phát triển ứng phó biến đổi khí hậu, nhưng qua hơn 10 năm, các khoản viện trợ còn kém xa rất nhiều; Năm 2021, Mỹ một lần nữa cam kết cung cấp 11,4 tỷ USD vốn viện trợ về khí hậu cho các nước đang phát triển trước năm 2024, nhưng cho đến nay, Quốc hội Mỹ chỉ phê chuẩn 1 tỷ USD. Ngoài ra, Mỹ nợ Quỹ Môi trường toàn cầu 110 triệu USD; nợ hàng chục triệu USD hội phí của “Công ướng chống sa mạc hoá Liên Hợp Quốc”, “Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu” … Chả trách có cư dân mạng bình luận rằng, lời hứa của Mỹ chỉ nghe qua mà thôi, thậm chí có khi kể cả nghe cũng là lãng phí thời gian.

Hiện nay, Mỹ đã trở lại “Hiệp định Pa-ri” và tuyên bố kế hoạch giảm phát thải các-bon “đầy tham vọng”, nhưng cộng đồng quốc tế e rằng đây lại là “lời hứa suông”. Vì trong năm 2021, lượng phát thải các-bon của Mỹ không những không giảm, mà còn tăng 6,2%, lập mức tăng cao nhất kể từ năm 1990. 

Không thực hiện, bao nhiêu lời hứa đều sẽ vô dụng. Là nước phát triển lớn nhất và nước phát thải các-bon lớn nhất trên toàn cầu, Mỹ cần nhìn thẳng và thiết thực đảm nhiệm trách nhiệm lịch sử phát thải các-bon hành động nhiều hơn trong việc ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu. Đúng như lời nói của nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc trong cuộc hội đàm giữa nhà lãnh đạo Trung-Mỹ vừa kết thúc, “Mong Mỹ thực hiện đến nơi đến chốn lời cam kết của ngài Tổng thống.”

Biên tập viên:Duy Hoa