Bình luận: Mỹ lạm dụng biệp pháp trừng phạt đơn phương chỉ có thể khiến mình biến thành “kẻ thù của toàn dân”

2022-11-09 09:04:35(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Lâu nay, Mỹ dựa vào vị thế bá quyền và vì lợi ích riêng tư của mình, áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với nhiều quốc gia với những cái cớ khác nhau, điều này đã dẫn đến những thảm họa nghiêm trọng cho người dân các nước đó, khiến cộng đồng quốc tế khinh thường, Mỹ đang biến thành “kẻ thù của toàn dân” bị ngày càng nhiều tiếng nói chính nghĩa chỉ trích.

Tính đến năm tài khóa 2021, đã có hơn 9.400 lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực, tăng gần 10 lần so với 20 năm trước. Chỉ riêng số lượng các lệnh trừng phạt được áp đặt trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ khóa trước đã lên tới 3.800, tương đương với việc áp đặt trung bình 3 lệnh trừng phạt mỗi ngày. Các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ đối với các nước khác đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội ở các nước này, cũng vấp phải phản đối của cộng đồng quốc tế.

Kể từ tháng 8 năm 2021 khi Mỹ tuyên bố rút quân, Ta-li-ban tiếp quản chính quyền Áp-ga-ni-xtan, Mỹ đã đóng băng gần 10 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Áp-ga-ni-xtan tại các cơ quan tài chính của Mỹ nhân danh các lệnh trừng phạt, khiến tình cảnh của người dân Áp-ga-ni-xtan vốn đang đối mặt với khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng càng thêm tồi tệ. Vào năm 2022, Tổng thống Bai-đơn bất chấp sự phản đối đã ký sắc lệnh để phân phối một nửa trong số 7 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Áp-ga-ni-xtan do Mỹ thu giữ cho gia đình các nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố ngày 11/9. Điều này thậm chí gây nên sự phản đối từ gia đình các nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, họ kêu gọi: Ông Bai-đơn không nên nhân danh họ trả thù người dân Áp-ga-ni-xtan.

Năm 2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 hoành hành trên toàn cầu, Mỹ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với I-ran, ngăn chặn nước này mua các vật tư từ nước ngoài và ảnh hưởng đến việc vận chuyển vật tư cứu trợ nhân đạo. Dư luận quốc tế liên tục yêu cầu Mỹ không được cản trở nỗ lực chung của I-ran và cộng đồng quốc tế trong việc phòng chống đại dịch. Tờ “Người Bảo vệ” của Anh đưa tin, các tổ chức từ thiện đã gặp khó khăn khi chuyển tiền viện trợ cho I-ran vì các lệnh trừng phạt.

Tiếp tục ngược dòng thời gian, vào năm 2019, Mỹ cáo buộc giám đốc tài chính (OFC) Mạnh Vãn Châu của Công ty Huawei  kinh doanh với I-ran vi phạm luật pháp Mỹ, yêu cầu Ca-na-đa bắt giữ và dẫn độ cô vì vi phạm một luật nào đó, bắt đầu giam giữ 543 ngày đối với Mạnh Vãn Châu. Việc lạm dụng các hiệp ước dẫn độ song phương, tùy tiện áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với công dân Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trung Quốc đã bộc lộ đầy đủ ham muốn bá quyền của Mỹ.

Còn rất nhiều ví dụ tương tự. Hành vi bá quyền của Mỹ đã gây bất mãn trên thế giới và đang bị ngày càng nhiều quốc gia lên án một cách chính đáng. Tuần trước, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 77 đã thảo luận về việc phong tỏa kéo dài 30 năm của Mỹ đối với Cu-ba, trong số 189 nước thành viên Liên Hợp Quốc tham gia bỏ phiếu, có 185 nước đã bỏ phiếu yêu cầu Mỹ ngừng ngay lập tức lệnh phong tỏa kinh tế đối với Cu-ba. Đây cũng là năm thứ 30 liên tiếp Mỹ bị tuyệt đại đa số quốc gia trên thế giới phản đối về việc phong tỏa Cu-ba. Trong đó, vừa có 27 nước thành viên của Liên minh châu Âu, vừa có các đồng minh truyền thống của Mỹ như Anh, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản và Niu Di-lân v.v, thậm chí cả U-crai-na đang bị Mỹ đẩy lên tuyến đầu xung đột với Nga đều không chấp thuận cách làm của Mỹ. Điều này đã thể hiện đầy đủ sự bất bình mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương để duy trì bá quyền.

Mới đây, bà Alena Duhan, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tác động của các biện pháp cưỡng chế đơn phương đến nhân quyền cho biết, các biện pháp trừng phạt đơn phương mượn cớ nhân quyền, dân chủ và pháp quyền chính đã phá hoại các nguyên tắc này. Hiện nay, sự phục hồi kinh tế thế giới vẫn còn mong manh và yếu ớt, cộng đồng quốc tế cần tăng cường đoàn kết và hợp tác. Mỹ nên kiểm điểm hành vi bá quyền của mình và tránh biến thành “kẻ thù của toàn dân”.

 

Biên tập viên:La Thành