Làm thế nào để lại vùng đất ngập nước tươi đẹp cho con cháu mai sau? Trung Quốc đã đưa ra đáp án như vậy

2022-11-07 11:04:32(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

“Chúng ta cần sâu sắc nhận thức, tăng cường hợp tác, chung tay thúc đẩy hành động bảo tồn đất ngập nước toàn cầu”. Ngày 5/11, tại Vũ Hán, Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự và có bài phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị lần thứ 14 Các bên tham gia Công ước về các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar) (COP14) theo hình thức trực tuyến. Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề xuất 3 chủ trương về bảo tồn đất ngập nước từ tầm cao toàn nhân loại, tuyên bố các biện pháp thiết thực của Trung Quốc trong thời gian tới, hiến kế rõ ràng cho bảo tồn đất ngập nước toàn cầu.

Đất ngập nước, rừng và biển là ba hệ thống sinh thái lớn toàn cầu, được tôn vinh là “lá thận của trái đất”.

Năm nay là kỷ niệm 30 năm Trung Quốc gia nhập Công ước Ramsar. Theo thống kê, từ năm 2012 đến nay, Trung Quốc tăng thêm và phục hồi hơn 800 nghìn héc-ta đất ngập nước, hiện sở hữu 64 vùng đất ngập nước quan trọng quốc tế. Trung Quốc còn xây dựng hệ thống chế độ bảo tồn, ban hành “Luật Bảo tồn đất ngập nước”. Viện sĩ Viện Khoa học và Nhân văn quốc gia Mỹ Giôn Cốp (John B Cobb Jr.) đánh giá rằng, Trung Quốc đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy xây dựng văn minh sinh thái toàn cầu.

Trong bài phát biểu, Chủ tịch Tập Cận Bình đã giới thiệu các biện pháp cụ thể thúc đẩy bảo tồn đất ngập nước của Trung Quốc trong thời gian tới, cho biết sẽ lần lượt xây dựng hàng loạt công viên quốc gia, đưa khoảng 110 triệu héc-ta đất ngập nước vào hệ thống công viên quốc gia, thực thi quy hoạch và dự án quan trọng bảo tồn đất ngập nước trên cả nước. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn thúc đẩy giao lưu và hợp tác quốc tế, bảo vệ 4 đường bay qua Trung Quốc của chim di cư, thành lập “Trung tâm rừng ngập mặn quốc tế”, ủng hộ tổ chức Hội nghị Diễn đàn Bờ biển toàn cầu.

Biên tập viên:Mẫn Linh