Học giả Phan Kim Nga: Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hành động cụ thể thúc đẩy hợp tác đoàn kết các nước xã hội chủ nghĩa

2022-11-02 09:25:56(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

    Theo tin Đài chúng tôi: Từ ngày 30/10 đến ngày 1/11, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chính thức đến thăm Trung Quốc, trở thành Nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đây cũng là chuyến thăm đầu tiên khi đồng chí Nguyễn Phú Trọng lần thứ ba đảm nhiệm chức Tổng Bí thư. Điều này đã thể hiện tính đặc thù và tính quan trọng của quan hệ Trung-Việt, “Quan hệ Trung-Việt đã vượt khỏi ý nghĩa thông thường của quan hệ song phương, có ý nghĩa chiến lược quan trọng, điều này đã được Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng trình bày khi đồng chí đến thăm Việt Nam vào năm 2015”. Giáo sư Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, chuyên gia vấn đề Việt Nam Phan Kim Nga nói như vậy.

GS. Phan Kim Nga, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, chuyên gia vấn đề Việt Nam 

    Sau khi Tổng Bí thư Tập Cận Bình một lần nữa được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trong Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Khoá XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lập tức thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như danh nghĩa cá nhân gửi thư mừng vào ngày 23/10. Trong bức điện mừng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rõ, “mong sớm một lần nữa gặp mặt đồng chí, đi sâu trao đổi ý kiến về vấn đề chiến lược quan trọng, tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị song phương, định hướng phát triển tương lai cho quan hệ hai nước”. Bà Phan Kim Nga cho biết, chúng ta có thể thấy, quan hệ hai Đảng Trung-Việt đóng vai trò dẫn dắt quan trọng cho quan hệ hai nước. Hiện nay, cả thế giới đang trong cuộc biến đổi lớn 100 năm chưa từng có, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hai nước Trung-Việt đang lần lượt đứng trước  giai đoạn mới của cải cách và đổi mới, có rất nhiều vấn đề mới quản lý đất nước cần nghiên cứu. 

    Trong bối cảnh này, hai bên cần thảo luận giao lưu và trao đổi về tình hình quốc tế và trong nước, hình thành nhận thức chung. Bà Phan Kim Nga cho rằng, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hành động cụ thể thúc đẩy đoàn kết hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

    Bà Phan Kim Nga nêu rõ, hai nước Trung-Việt đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, các nước xã hội chủ nghĩa có lợi ích chiến lược chung. Hợp tác Trung-Việt có lợi cho việc tăng cường đoàn kết và tin cậy giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa là Triều Tiên,Việt Nam, Lào, Cu-ba,v.v.. Nhất là trong những năm gần đây, trong Đại hội Đảng khoá mới của Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cu-ba đều tỏ rõ phải tăng cường hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, đối với tình hình khu vực và thế giới, hai nước Trung-Việt là nước xã hội chủ nghĩa phát triển tốt nhất, chế độ ổn định nhất trên thế giới hiện nay, sự hợp tác giữa hai nước Trung-Việt cũng có lợi cho việc thúc đẩy hợp tác trong khu vực và thế giới, phát huy vai trò tích cực cho việc hoà bình, ổn định trên thế giới.

    Về việc làm thế nào thúc đẩy quan hệ hữu nghị hai nước tiếp tục phát triển, bà Phan Kim Nga đề nghị, phải xác định khuôn khổ quan hệ phát triển hai nước trong thời kỳ mới, tức xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh chiến lược Trung-Việt. Trước hết phải tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại, đưa hợp tác kinh tế-thương mại hai nước Trung-Việt lên tầm cao mới, mức tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm lên mức 2 con số, có tiềm năng hợp tác to lớn, hai nước còn căn cứ theo nội dung hợp tác đầy đủ của khuôn khổ, thiết lập cơ chế liên hệ kinh tế, thúc đẩy xây dựng Khu kinh tế xuyên biên giới, triển khai hợp tác sản phẩm lĩnh vực khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác giữa các tỉnh, thành, các ban ngành; Thứ hai phải tăng cường giao lưu trong các lĩnh vực, mở rộng không gian to lớn giao lưu hợp tác lý luận giữa hai Đảng, tăng cường giao lưu nhân văn, thúc đẩy giao lưu trong lĩnh vực giáo dục, thanh niên, và nghệ thuật văn hoá, chỉ đạo truyền thông làm tốt công tác dư luận đối với một số vấn đề bất đồng giữa hai nước, để thúc đẩy đoàn kết và tập trung nhận thức chung; Thứ ba phải hình thành nhận thức chung trong một số vấn đề quan trọng quốc tế, cùng lên tiếng đối với việc giữ gìn “Hiến chương Liên Hợp Quốc”, giữ gìn trật tự quốc tế, giữ gìn lợi ích của các nước đang phát triển.

 

Biên tập viên:Sảnh Hoa