Bình luận: Nguyên nhân gì khiến lao động nông dân Trung Quốc không cần phải sang tỉnh khác “làm công” nữa?

2022-10-28 09:48:12(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Theo “Báo cáo điều tra giám sát lao động nông dân năm 2021” do Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc công bố mới đây, lao động nông dân Trung Quốc di cư giữa các tỉnh tiếp tục xu thế giảm, lao động nông dân làm công tại bản địa là 120 triệu; Trong số những lao động nông dân rời khỏi bản địa làm công, lưu động trong tỉnh là khoảng 100 triệu, lưu động sang các tỉnh khác chỉ có 71,3 triệu. Lao động nông dân là chủ thể làm việc trong ngành công nghiệp Trung Quốc, đến vùng duyên hải miền Đông “làm công” từng là sự lựa chọn chính của phần lớn lao động nông dân. Nhưng trong những năm gần đây, ngày càng nhiều lao động nông dân không đến các tỉnh khác “làm công” nữa, rốt cuộc nguyên nhân là gì?

Trước hết là sự phát triển của các vùng miền Trung Quốc cân bằng và nhịp nhàng hơn, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền Đông và miền Tây ngày càng thu hẹp. Nhiều năm qua, Trung Quốc liên tục thúc đẩy các chiến lược phát triển như Khai thác vùng miền Tây, sự trỗi dậy của vùng miền Trung, chấn hưng vùng Đông Bắc, v,v, thúc đẩy những ngành công nghiệp sử dụng lao động nhiều từ vùng miền Đông di chuyển sang vùng miền Tây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng miền Trung và miền Tây cao hơn vùng miền Đông trong nhiều năm liền, tỉ trọng tổng lượng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người trong cả nước tăng lên vững chắc. Hiện nay, những tỉnh, thành, khu tự trị tại miền Trung và miền Tây như An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quảng Tây, v,v, đã trở thành cơ sở ngành chế tạo quan trọng của Trung Quốc, và xuất hiện những cụm đô thị như Hoản Bắc (miền Bắc tỉnh An Huy), Vũ Hán-Ngạch Châu-Hoàng Thạch-Hoàng Cương, Trường Sa-Chu Châu-Tương Đàm, Thành Đô-Trùng Khánh, Vịnh Bắc Bộ, v,v, những ngành công nghiệp và cụm đô thị trong quá trình trỗi dậy không những làm thay đổi cục diện phát triển kinh tế xã hội của vùng miền Trung và miền Tây kém xa vùng miền Đông, mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Ngày càng nhiều lao động nông dân có thể tìm được việc làm tại địa phương, không cần bỏ gần tìm xa đến tỉnh khác tìm việc làm.

Hai là Trung Quốc ra sức thúc đẩy đô thị hoá, khiến lao động nông dân trở thành người đô thị mới, cùng chia sẻ thành quả đô thị hoá. Kể từ khi cải cách mở cửa, Trung Quốc đã trải qua tiến trình đô thị hoá với quy mô lớn nhất và tốc độ nhanh nhất trong lịch sử thế giới, tỷ lệ đô thị hoá đã từ 17,9% của năm 1978 tăng lên tới 64,72% của năm 2021. Trong gần 10 năm qua, Trung Quốc còn thực hiện đô thị hoá kiểu mới lấy con người làm chính, phá vỡ kết cấu khác nhau giữa thành thị và nông thôn, nới lỏng hạn chế một cách có trật tự việc đăng ký hộ khẩu tại các thành phố ngoài số ít thành phố lớn, thống nhất hệ thống an sinh xã hội cơ bản của thành thị và nông thôn, tổng hợp chế độ bảo hiểm y tế cơ bản của thành thị và nông thôn, khiến hàng trăm triệu dân số nông thôn trong đó số đông lao động nông dân sang tỉnh khác làm công trong thời gian dài trở thành cư dân thường trú tại thành thị, đăng ký hộ khẩu và lập gia đình tại các thành phố đang làm việc.

Ba là Trung Quốc thúc đẩy sâu sắc và toàn diện chiến lược chấn hưng nông thôn, khiến tìm việc làm, lập nghiệp “ngay trước cửa nhà” trở thành sự lựa chọn mới của nhiều lao động nông dân. Trung Quốc ra sức thúc đẩy xây dựng nông thôn, xây dựng các dự án như: lô-gít-xtíc chuỗi lạnh, đồng ruộng tiêu chuẩn cao, Khu  nông nghiệp hiện đại, v,v, thu hút nhiều lao động nông dân làm việc tại bản địa. Trung Quốc còn ban hành một loạt chính sách thúc đẩy việc lập nghiệp và sáng tạo tại nông thôn, khuyến khích những lao động nông dân có kinh nghiệm quản lý về quê lập nghiệp, thúc đẩy tạo việc làm qua lập nghiệp. Trong những năm qua, hiệu quả của việc ngành nghề tại nông thôn kéo theo việc làm tương đối rõ rệt, tăng trưởng thu nhập của cư dân tại nông thôn nhanh hơn nhiều so với cư dân thành thị, khoảng cách thu nhập giữa người dân thành thị và nông thôn đã từng bước rút ngắn.

Ngày càng nhiều lao động nông dân Trung Quốc không sang tỉnh khác “làm công” nữa là kết quả của việc Trung Quốc thúc đẩy việc xây dựng đô thị hoá, sự phát triển kinh tế của các vùng miền cân bằng và nhịp nhàng hơn và khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được rút ngắn hơn nữa. Nhưng sự phát triển của Trung Quốc quyết không  dừng bước tại đây. Có thể dự kiến, cùng với việc không ngừng thúc đẩy xây dựng hiện đại hoá kiểu Trung Quốc, không bao lâu nữa, lao động nông dân thậm chí 1,4 tỷ dân Trung Quốc không cần đối mặt với vấn đề sang tỉnh khác hay là “về quê”, mà là bất cứ ở  đâu, đều có thể thực hiện ước mơ đối với cuộc sống tốt đẹp.

Biên tập viên:Kiều Quân