Bình luận: Kể cả quyền sống cơ bản nhất cũng không thể bảo đảm, Mỹ có tư cách gì nói về nhân quyền

2022-10-26 08:16:49(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Bạn có biết không, kể từ khi kết thúc Cuộc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975, đã có hơn 1,5 triệu người Mỹ chết vì súng đạn, nhưng không phải do nguyên nhân chiến tranh, mà vì tự sát, mưu sát và nguyên nhân ngoài ý muốn do phạm tội súng đạn. Đây là con số mới nhất do “Thời báo Niu-Yoóc” Mỹ thống kê.

Những ngày qua, bạo lực súng đạn liên tục xảy ra tại nhiều nơi trên nước Mỹ, khiến hàng trăm người thương vong. Theo website của GVA , tổ chức phi lợi nhuận Mỹ, tính đến ngày 23/10 năm nay, Mỹ đã xảy ra 547 vụ xả súng quy mô lớn, trong đó có hơn 1.300 người vị thành niên chết bởi bạo lực súng đạn.

Nhiều năm qua, cố tật súng đạn tràn lan khó giải quyết tại Mỹ, khiến nhiều người dân Mỹ đã phải trả giá đắt bằng mạng sống của mình. Nhưng đối mặt với vấn đề súng đạn tràn lan nghiêm trọng, Chính phủ và các chính khách Mỹ không những không giải quyết, thậm chí còn dung túng việc mua bán súng đạn, coi thường an toàn tính mạng của người dân, khiến người dân lo lắng cho tính mạng của mình vào mọi lúc mọi nơi.

Mỹ có gần 330 triệu dân nhưng số súng mà người dân nước này sở hữu vượt hơn 400 triệu khẩu, trung bình cứ 100 người sở hữu khoảng 120 khẩu súng, là nước tư nhân sở hữu súng đạn nhiều nhất toàn cầu. Cả nước Mỹ có hơn 130 nghìn điểm bán súng đạn hợp pháp, gấp khoảng 10 lần so với số lượng cửa hàng McDonald's trên cả nước Mỹ, cửa hàng bán súng đạn phổ biến hơn cửa hàng bán thức ăn. Ứng viên tranh cử cựu Cục trưởng Cực quản lý thuốc, rượu và súng đạn Mỹ David Chipman từng đùa rằng, tại hầu hết các vùng ở Mỹ, mua súng còn dễ hơn mua bia. Số liệu còn cho thấy, xác suất của người Mỹ chết trong các vụ xả súng cao gấp 25 lần so với các nước khác có thu nhập cao.

Song, điều trái ngược với thực tế nhiều mạng sống liên tiếp bị tước đoạt dưới họng súng là sự thờ ơ của các chính khách Mỹ, họ thậm chí còn đổ thêm dầu vào lửa, đứng ra hô hào cho lợi ích nhóm súng đạn, bác bỏ những dự luật liên quan đến việc kiểm soát súng đạn, dung túng việc mua bán súng đạn. Xét về nguyên nhân là vì chuỗi công nghiệp súng đạn của Mỹ đã ăn sâu bám rễ với lợi ích của Chính phủ, các chính khách và các doanh nghiệp súng đạn tại Mỹ. Nhiều nghị sĩ Mỹ cũng sớm đã bị lợi ích nhóm súng đạn mua chuộc, khiến Quốc hội Mỹ trong hơn 20 năm qua không thể thông qua bất cứ luật  kiểm soát súng đạn quan trọng nào. Trong khi đó, một số bang của Mỹ còn  ban hành luật pháp, còn giảm độ tuổi sở hữu súng đạn hợp pháp, khiến rủi ro xảy ra bạo lực súng đạn tiếp tục tăng lên. Điều này cũng có thể giải thích, tại sao trong những năm gần đây các ngành nghề chịu sự tác động nghiêm trọng của dịch bệnh, nhưng ngành súng đạn của Mỹ vẫn liên tục “bừng bừng sức sống”.

Chính khách và doanh nhân câu kết với nhau kiếm được bộn tiền, nhưng cái giá phải trả là bi kịch đẫm máu của Mỹ, trung bình cứ 15 phút thì có một người bị bắn chết. Cho dù tiếng nói kêu gọi kiểm soát súng đạn của người dân Mỹ ngày càng dâng cao, nhưng những tiếng nói này trước sau như một bị coi thường, cho đến khi tiếng súng một lần nữa vang lên và trở thành tin nổi bật, khiến người dân cảm thấy tuyệt vọng. Vấn đề bạo lực súng đạn của Mỹ cắm sào sâu khó nhổ khiến người dân Mỹ hoảng sợ trong thời gian dài. Sau khi xảy ra các vụ bạo lực súng đạn, lượng tiêu thụ súng đạn của Mỹ không giảm mà tăng, ai ai cũng muốn mua súng bảo vệ tự mình, nhưng ai ai cũng không cảm thấy an toàn, xã hội lâm vào sự tuần hoàn ác tính.

Quyền sống là nhân quyền cơ bản nhất, mất đi tính mạng, các quyền lợi khác đều không thể có được. Bảo vệ quyền sống của người dân là mục tiêu hàng đầu của những Chính phủ dốc sức vào vệc bảo đảm nhân quyền. Mỹ tự cho mình là “ngọn hải đăng nhân quyền” của thế giới, nhưng lại không thể bảo đảm được nhân quyền cơ bản nhất của người dân nước mình, liệu Mỹ còn có tư cách để nói về nhân quyền.

Biên tập viên:Kiều Quân