Tư tưởng mới trong điển tích: An ninh toàn cầu

2022-10-19 10:07:13(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Chúng ta cần đi con đường an ninh đối thoại chứ không đối đầu, kết bạn chứ không kết bè phái, cùng thắng chứ không phải tổng bằng không. 

– Tổng Bí thư Tập Cận Bình

Bạn có biết? Chữ Hán Trung Quốc bắt nguồn từ chữ tượng hình cách đây hàng nghìn năm. Chẳng hạn như, cách viết chữ “An” trong tiếng Trung là một phụ nữ ngồi trong nhà, nghĩa là có ngôi nhà vững chắc thì con người sẽ có cảm giác an toàn.

An ninh là nền tảng của hòa bình, người Trung Quốc từ xưa đến nay đã thể theo quan điểm hòa bình biến chiến tranh thành tơ lụa.

Vào khoảng 600 năm trước, thời Nhà Minh Trung Quốc, Hoàng đế lúc đó cử Trịnh Hòa dẫn đầu đội tàu 7 lần tới thăm các nước Đại Tây Dương, mỗi lần đều trở về hòa bình. Trong chuyến công du Đại Tây Dương lần thứ 7, đội tàu đã tới thăm Ma-lắc-ca. Vương quốc Ma-lắc-ca lúc đó đang giao chiến với nước láng giềng Xiêm La. Trịnh Hòa đứng giữa điều đình, cuối cùng, nhân dân hai nước tránh được cảnh trăm họ lầm than.

Thực ra, cách làm này của Trịnh Hòa bắt nguồn từ tư tưởng của Khổng Tử, nhà tư tưởng, nhà chính trị, người sáng lập Nho giáo nổi tiếng Trung Quốc. Khổng Tử nói: “Dĩ hòa vi quý”, có nghĩa là phàm chuyện gì cũng lấy hòa hợp, hòa khí, hài hòa làm mục đích cao nhất và “Kỉ sở bất dục, vật thi vu nhân”, nghĩa là những việc mà bản thân mình không thích, thì không nên cố làm cho người khác. Tư tưởng như vậy của hơn 2500 năm trước đã tạo nên gien văn hóa của người Turng Quốc, được kế thừa từ hết thế hệ này sang thế hệ khác, là giá trị quan đối nhân xử thế của người Trung Quốc, cũng là quan điểm an ninh và hòa bình của người Trung Quốc trong việc xử lý quan hệ giữa các nước.

Chẳng hạn như, về cuộc xung đột Nga – U-crai-na hiện nay, Trung Quốc luôn giữ lập trường khuyên giải, thúc đẩy đàm phán. Nga và U-crai-na đều là nước bạn bè của Trung Quốc, trước việc hai bên xảy ra xung đột, Trung Quốc vừa không khoanh tay ngồi nhìn, cũng không đổ thêm dầu vào lửa.

Bởi vì người Trung Quốc hiểu  sâu sắc rằng, hỗ trợ vũ khí cho một bên không đổi lại được hòa bình, trừng phạt và gây sức ép cho bên khác cũng không tháo gỡ được tình cảnh khó khăn về an ninh. Chỉ có sớm khôi phục đàm phán hòa bình, kết thúc chiến tranh mới có thể tránh làm tình hình tiếp tục xấu đi.

Cuốn “Binh pháp Tôn Tử”  ra đời cách đây hơn 2500 đề xuất, “không có bên thắng trong chiến tranh. Bất kể thắng hay thua, bên khổ nhất mãi mãi là người dân”. Bởi vậy, tinh thần bài trừ chiến tranh, trân trọng hòa bình từ rất sớm đã thấm vào dòng máu của dân tộc Trung Hoa.

Ngày 16/10, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã tái khẳng định quan điểm an ninh và hòa bình thúc đẩy xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại với tôn chỉ giữ gìn hòa bình thế giới, thúc đẩy cùng phát triển.

Trung Quốc luôn kiên trì tôn chỉ của chính sách đối ngoại là giữ gìn hòa bình thế giới, thúc đẩy cùng phát triển.

Trung Quốc kiên định thi hành chính sách đối ngoại hòa bình độc lập tự chủ.

Trung Quốc mãi mãi không xưng bá, mãi mãi không bành trướng.

-- Tổng Bí thư Tập Cận Bình trình bày báo cáo với Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc

Đây chính là sự thể hiện tập trung về tư tưởng ngoại giao của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, cũng là nội dung cốt lõi của sáng kiến an ninh toàn cầu do Tổng Bí thư đề xuất.

 

Biên tập viên:Kiều Quân