Chúng ta quyết không để khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng, người nghèo ngày một nghèo, người giàu ngày một giàu. Cần thúc đẩy vững chắc sự giàu có chung, thực sự mang lại hạnh phúc cho người dân.
-- Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình
Cụm từ tiếng Trung “giàu có” viết bằng chữ tượng hình thời cổ gồm hai hình vẽ “quần áo” và “ngũ cốc”, nghĩa là không phải lo cơm ăn áo mặc thì cuộc sống sẽ sung túc. Có phải hết sức sống động không?
Thiên hạ một nhà, người người bình đẳng, mọi người đều có cuộc sống ấm no, súng túc không lo cơm ăn áo mặc, đây là hình mẫu "quốc gia lý tưởng” mà dân tộc Trung Hoa miệt mài theo đuổi, bắt nguồn từ tư tưởng “khá giả” và “đại đồng” của Nho giáo cách đây hơn 2500 năm.
Lý tưởng này thôi thúc các chí sĩ dân tộc Trung Hoa từ hết thế hệ này sang thế hệ khác phấn đấu không ngừng. Năm 2021, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện mục tiêu phát triển 100 năm của mình, hoàn thành xây dựng xã hội khá giả toàn diện trên miền đất Trung Hoa, giải quyết vấn đề nghèo cùng cực mang tính lịch sử, tiến gần thêm một bước đến "Quốc gia lý tưởng" thiên hạ đại đồng.
Tại điểm xuất phát mới, Tổng Bí thư Tập Cận Bình hướng tầm ngắm đến mục tiêu hùng vĩ hơn, đó là sự giàu có chung. Ông thường xuyên dẫn câu nói cổ hơn 1.800 năm trước: “Quốc chi xưng phú giả, tại hồ phong dân”, nghĩa là một nước thực sự giàu có, không chỉ ngân khó nhà nước đầy đủ, kho dự trữ lương thực dồi dào, mà còn chỉ nhân dân giàu có. Câu nói này đã thể hiện tư tưởng lấy dân làm gốc trong nền văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Tư tưởng lấy dân làm gốc của các hiền nhân thời cổ Trung Quốc cho rằng, dân giàu thì nước mạnh, cần đặt chính sách làm giàu cho nhân dân lên vị trí ưu tiên. Đây cũng là nguồn gốc tư tưởng của quan điểm nhân dân trên hết và tình cảm vì dân của Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Ông từng lý giải một cách sống động rằng, “hoàn thành xây dựng xã hội khá giả toàn diện, không để ai bị bỏ lại phía sau; trên con đường hướng tới giàu có chung, không để ai bị bỏ lại phía sau”.
“Lập kỷ đạt nhân, kiêm tế thiên hạ”. Đây là quan điểm do người sáng lập Nho giáo Khổng Tử đề xuất, nghĩa là cần tăng cường tự trau dồi, nâng cao đạo đức phẩm chất của bản thân. Lúc sự nghiệp thành đạt cần quan tâm người khác, đền ơn đáp nghĩa, để mọi người cùng phát triển và tiến bộ.
Tư tưởng này đã là cốt lõi tinh thần và kim chỉ nam hành động truyền từ đời này sang đời khác của dân tộc Trung Hoa.
Bởi vậy, “sự giàu có chung” của Trung Quốc không phải chỉ lo cho bản thân, mà là thúc đẩy càng nhiều nước đang phát triển thoát nghèo, thực hiện lý tưởng “Thiên hạ đại đồng”.
Tại Đông Nam Á, các nhóm chuyên gia xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc tới các vùng sâu vùng xa xôi hẻo lánh ở Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, hỗ trợ địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển ngành công nghiệp; tại châu Phi, dự án truyền hình vệ tinh kỹ thuật số “kết nối vạn thôn” do Trung Quốc viện trợ khiến người dân không cần ra khỏi nhà là có thể nhìn thấy thế giới bên ngoài; tại châu Mỹ La-tinh, dự án truyền tải điện Nam – Bắc Bra-xin đã giải quyết vấn đề thiếu điện cho 22 triệu người; tại châu Đại Dương, kỹ thuật trồng cỏ nấm, lúa cạn được đưa đến Pa-pua Niu Ghi-nê và Phi-gi, được tôn vinh là “niềm hy vọng mới của ngành nông nghiệp ở các quốc đảo”...
Xóa đói giảm nghèo là lý tưởng từ trước đến nay của toàn nhân loại, sự giàu có chung là bức tranh hùng vĩ về nguyện vọng của Trung Quốc từ xưa đến nay. Ngày 16/10, Tổng Bí thư Tập Cận Bình trịnh trọng tuyên bố tại phiên khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc:
Chúng ta cần phải thực hiện tốt, bảo vệ tốt, phát triển tốt lợi ích căn bản của tầng lớp nhân dân đông đảo nhất, bám sát vấn đề lợi ích mà nhân dân quan tâm nhất, trực tiếp nhất, hiện thực nhất. Tăng cường tính đồng đều và tính tiếp cận, thúc đẩy vững chắc cùng giàu.
-- Tổng Bí thư Tập Cận Bình trình bày báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XX
Nào chúng ta hãy cùng giàu nhé.
Biên tập viên:Kiều Quân