Vì sao hơn 100 quốc gia đều tán thành ủng hộ Sáng kiến Phát triển toàn cầu

2022-10-13 15:16:51(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 21/9/2021, tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 76, Nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu ra Sáng kiến Phát triển toàn cầu, thúc đẩy vấn đề phát triển quay trở lại chương trình nghị sự cốt lõi của quốc tế.

Tác động của dịch bệnh khiến vấn đề phát triển toàn cầu không cân bằng càng thêm rõ nét, Sáng kiến Phát triển toàn cầu thông qua các phương thức như giảm áp lực thời gian trả nợ, viện trợ phát triển, v.v., hỗ trợ các nước gặp khó khăn khá lớn, đồng thời nhấn mạnh đưa vắc-xin làm sản phẩm công cộng toàn cầu, bảo đảm tính có thể tiếp cận và tính có thể gánh vác vắc-xin của những nước đang phát triển.

Sau khi sáng kiến được nêu ra, nhiều quốc gia nhanh chóng hưởng ứng

Ông Pi-e Mô-sa, Tổng Bí thư Đảng Lao động Công-gô – đảng cầm quyền nước Cộng hòa Công-gô cho biết, Sáng kiến Phát triển toàn cầu giúp cho cho các nước cùng ứng phó những thách thức và vấn đề nan giản mang tính toàn cầu như an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, v.v..

Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai cho biết, Thái Lan hết mình ủng hộ Sáng kiến Phát triển toàn cầu do Trung Quốc nêu ra, giữ gìn hòa bình và ổn định khu vực, thúc đẩy mở rộng giao lưu và hợp tác các nước đang phát triển.

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Thư ký Điều hành vấn đề kinh tế - xã hội châu Á – Thái Bình Dương Armida Alisjahbana cho biết, Sáng kiến Phát triển toàn cầu do Trung Quốc đề xuất trành đầy tính hiệp đồng và nhất trí với những sáng kiến liên quan của Liên Hợp Quốc, những sáng kiến này sẽ tăng thêm sức sống cho chủ nghĩa đa phương và hợp tác khu vực.

Một năm qua kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình nêu ra Sáng kiến Phát triển toàn cầu vào tháng 9 năm ngoái đến nay, đã có hơn 100 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế trong đó có Liên Hợp Quốc tán thành ủng hộ sáng kiến này, hơn 60 nước gia nhập “Nhóm bạn bè về Sáng kiến Phát triển toàn cầu”.

 

Biên tập viên:Thiên Thư