“Bi kịch tương tự vụ George Floyd” tái diễn nhiều lần là nỗi sỉ nhục của Mỹ

2022-10-06 18:53:35(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Theo tin Đài chúng tôi: Những ngày qua, tại Khóa họp lần thứ 51 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, đại diện Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc cơ quan hành pháp của một số nước trong đó có Mỹ hành pháp mang tính phân biệt chủng tộc đối với các nhóm sắc tộc thiểu số, yêu cầu họ nhìn thẳng vào tệ nạn chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trầm trọng của mình, thiết thực thực hiện “Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Durban”, để bi kịch tương tự vụ George Floyd không tái diễn.

“Tôi không thở được”. Đây là câu nói của George Floyd, một người đàn ông gốc Phi bị cảnh sát da trắng Mỹ đè đầu gối lên cổ đến chết vào tháng 5 năm 2020. Thảm kịch này đã dấy lên phong trào biểu tình và bạo động quy mô lớn trên khắp nước Mỹ, nhưng chính quyền Mỹ không hề phản tỉnh. Theo thống kê, trong 1 năm sau khi George Floyd bị đè cổ đến chết, cảnh sát Mỹ đã giết chết ít nhất 229 người gốc Phi. Từ đầu năm đến nay, Mỹ lại xảy ra nhiều vụ cảnh sát sử dụng bạo lực với người gốc Phi khi hành pháp, bạo hành tàn nhẫn đến nỗi khiến mọi người bất bình.

“Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Durban” được thông qua tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc 21 năm trước chỉ rõ, mỗi nước và cộng đồng quốc tế cần phải áp dụng hành động, phản đối chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tâm lý thù hận sắc tộc, bài ngoại, cũng như các hiện tượng không khoan nhượng liên quan, để đảm bảo mọi người được hưởng đầy đủ các quyền con người. Tháng 8 năm nay, khi xem xét tình hình Mỹ thực hiện “Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc”, Ủy ban xóa bỏ phân biệt chủng tộc của Liên Hợp Quốc phê bình vấn đề phân biệt chủng tộc thâm căn cố đế ở Mỹ. Tại Khóa họp lần thứ 51 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đang diễn ra, các bên tham dự hội nghị hối thúc Mỹ thiết thực áp dụng hành động giải quyết tệ nạn phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống trong nước mình.

Đối mặt lời phê bình từ cộng đồng quốc tế, Mỹ không nên giả vở không nghe thấy, mà nên coi những tiếng nói này là sức mạnh thúc đẩy cải thiện tình hình nhân quyền của nước mình, xem xét và thay đổi toàn diện pháp luật, chính sách và biện pháp mang tính phân biệt chủng tộc ở nước mình, điều tra hoàn toàn các vụ án sử dụng bạo lực khi hành pháp, truy cứu trách nhiệm kẻ sử dụng bạo lực, bồi thường nạn nhân bị bạo hành. Trong khi mượn cớ nhân quyền can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các nước khác, Mỹ cần phải khâu vá chiếc áo khoác nhân quyền bị rách nát của mình, dọn dẹp nhà cửa mình sạch sẽ trước đã.

Biên tập viên:Duy Hoa