Những người tĩnh tâm bảo vệ bích họa có lịch sử nghìn năm ở hang Mạc Cao

2022-09-30 15:10:41(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Hang Mạc Cao

Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc nằm giữa sa mạc gô bi miền tây bắc Trung Quốc, là một địa điểm quan trọng trên Con đường Tơ lụa cổ đại. Đôn Hoàng nổi tiếng thế giới với hang Mạc Cao—thánh địa nghệ thuật Phật giáo có quy mô lớn nhất, nội dung phong phú nhất thế giới. Viện Nghiên cứu Đôn Hoàng và hang Mạc Cao cách nhau một con phố. 

Hang Mạc Cao

Hang Mạc Cao cũng được gọi là “Thiên Phật Động”, hiện có 735 hang động, bích họa rộng 45.000 mét vuông, có 2.415 pho tượng màu bằng đất. Năm 1987, hang Mạc Cao được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc công nhận là “Di sản Văn hóa Thế giới”. Trong lịch sử hơn 1.000 năm, hang Mạc Cao đã trải qua các giai đoạn phát triển, bị bỏ hoang và tái sinh, hiện nay đang đối mặt nhiều vấn đề nan giải về bảo tồn. Các thế hệ người bảo vệ hang Mạc Cao bắt rễ ở Đôn Hoàng, bất chấp gian nan, đưa ra những nỗ lực để bảo tồn hang động nguyên vẹn, lưu giữ tư liệu.

Hàn Vệ Minh mô phỏng bích họa

Anh Hàn Vệ Minh là một trong những người bảo tồn hang Mạc Cao. Năm 2003, sau khi tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Tây An, Hàn Vệ Minh đến Viện nghiên cứu Mỹ thuật thuộc Viện Nghiên cứu Đôn Hoàng, làm công tác mô phỏng bích họa. Công tác mô phỏng là nhu cầu cấp bách của công tác cấp cứu và bảo tồn hang Mạc Cao, cũng là con đường quan trọng nhận thức và nghiên cứu bích họa ở Đôn Hoàng.

Hàn Vệ Minh cùng ê-kíp thảo luận các vấn đề gặp phải trong quá trình mô phỏng bích họa

Hàn Vệ Minh bắt rễ ở Đôn Hoàng đã gần 20 năm. Kể từ năm 2017, anh cùng ê-kíp bận rộn vào công tác phục chế, mô phỏng và nghiên cứu cả hang động số 172. Bích họa khổ lớn của hang động số 172 là một trong những tác phẩm tiêu biểu về bích họa thời kỳ Thịnh Đường cách đây khoảng 1,300 năm. Về các hình ảnh Bồ tát, vũ công và nhạc công trong bích họa, có người đang nghe giảng kinh Phật, có người đang biểu diễn nhạc cụ, hình ảnh đầy đặn, không khí nghiêm túc, phong cách cao nhã.

Khi phục chế cả một hang động, thường chia bích họa trên tường thành nhiều phần, mỗi họa sĩ phục chế tinh tế một phần, cuối cùng ghép lại toàn bộ bích họa như chơi trò chơi ghép hình.

Bích họa trên tường phía nam của hang động số 172

Theo Hàn Vệ Minh, điểm khó của công tác phục chế, mô phỏng bích họa là vì niên đại dài lâu, những tượng Phật có bộ mặt đen, tai mắt mũi miệng và lông mày trở nên mơ hồ, không rõ, trong khi công tác mô phỏng chính xác hình ảnh nhân vật đòi hỏi nghiên cứu và phán đoán chu đáo. Hàn Vệ Minh cho biết, công tác phục chế, mô phỏng bích họa đòi hỏi nhân viên công tác phải có kiến thức đa ngành. Ban đầu, nhân viên công tác xem ảnh chụp, rồi vẽ bản thảo bằng tay, đối chiếu nhiều lần, khi chỉnh sửa tranh vẽ đạt mức chính xác, mới đến hang động tiếp tục đối chiếu và chỉnh sửa, để tranh vẽ hoàn chỉnh hơn.

Hàn Vệ Minh cùng các thành viên trong ê-kíp vừa suy nghĩ mỗi đường nét của bích họa có lịch sử ngàn năm, vừa tĩnh tâm mô phỏng ở bãi sa mạc, mong tranh vẽ mình giữ lại phong độ quý báu được thể hiện trong bích họa nguyên vẹn.

Bích họa trên tường phía bắc của hang động số 172

Hiện nay, Viện Nghiên cứu Đôn Hoàng đã hoàn thành thu thập kỹ thuật số bích họa trong hơn 270 hang động, lập hồ sơ số hóa cho mỗi hang động, mỗi bức bích họa và mỗi pho tượng màu.

Mô phỏng bích họa thông thường trải qua các công đoạn: vẽ bằng bút chì, đồ lại nhấn nét, tô màu 

Hàn Vệ Minh nói: “Theo tôi, khái niệm ‘kế thừa’ mà chúng tôi thường đề cập đến có nghĩa là phải kế thừa cả kỹ năng hội họa lẫn tinh thần kiên trì”. Hàn Vệ Minh nói một cách cảm khái rằng, những người đến và ở lại Đôn Hoàng là vì trong lòng có tình cảm thương yêu đối với Đôn Hoàng. Tình cảm thương yêu và trút tâm huyết vào hang Mạc Cao của các bậc tiền bối giống như hình bóng vô hình, cổ vũ những người bảo tồn hang Mạc Cao thuộc thế hệ trẻ không phụ lòng mong chờ và căn dặn, không ngừng bảo tồn, nghiên cứu và tôn vinh văn hóa Đôn Hoàng, cùng bảo tồn vẻ đẹp của Đôn Hoàng.

Biên tập viên:Duy Hoa