Bình luận: Cuộc đọ sức giữa nguồn vốn và các chính khách

2022-09-22 09:35:04(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Trong thời gian qua, chính trường Mỹ và các nước châu Âu kiềm chế Trung Quốc một cách điên cuồng, đưa ra chính sách buộc các công ty “không được xây dựng nhà máy ở Trung Quốc trong vòng 10 năm”, hủy bỏ hỗ trợ tài chính đối với các công ty ở Trung Quốc, hạn chế ngành chế tạo chuyển đến Trung Quốc, tìm cách buộc nguồn vốn tách khỏi Trung Quốc. Những hoạt động này thoạt nhìn dường như là vì lợi ích của các công ty nước mình, nhưng lại bị các công ty xuyên quốc gia lớn “vả cái tát vào mặt”. BASF, Volkswagen, BMW, ABB và các tập đoàn khổng lồ khác đã tăng cường đầu tư vào Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc đã chống lại sự ảo tưởng của các chính khách Âu - Mỹ bằng sức sống và sự cởi mở của chính mình.

Mới đây, Tập đoàn BASF của Đức quyết định đầu tư 10 tỷ ơ-rô để xây dựng cơ sở hóa chất nhất thể hóa tầm cỡ thế giới tại Trạm Giang, Quảng Đông, Trung Quốc, đây là khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lịch sử của Tập đoàn BASF. Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ trừng phạt Trung Quốc một cách điên cuồng và cổ xúy các công ty Mỹ và châu Âu “tách rời” Trung Quốc, các hoạt động đầu tư thông thường của BASF tất sẽ gặp nhiều trở ngại. Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế Đức phản đối; Chính phủ Đức hủy bỏ trợ cấp và hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên bất chấp sức ép to lớn, Tập đoàn BASF vẫn không ngần ngại đầu tư vào thị trường Trung Quốc.

Việc doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động đầu tư nhằm mục đích tồn tại và phát triển là điều hết sức tự nhiên, điều này thể hiện sự tin tưởng và kỳ vọng của các doanh nghiệp đối với môi trường điểm đến đầu tư, tiếp tục thể hiện tầm nhìn về triển vọng phát triển của thị trường Trung Quốc. Đây cũng là lý do quan trọng mà các doanh nghiệp khổng lồ nước ngoài bao gồm Tập đoàn BASF tăng cường đầu tư vào Trung Quốc. Việc Tập đoàn BASF tăng đầu tư vào Trung Quốc không phải là trường hợp cá biệt. Chủ tịch Volkswagen mới được bổ nhiệm Obermu không chấp nhận cách làm của Chính phủ Đức khi từ chối bảo lãnh cho các nhà máy của Tập đoàn Volkswagen ở Tân Cương với lý do vấn đề nhân quyền và mong Volkswagen các nhà máy ở Tân Cương sẽ tiếp tục hoạt động; Tập đoàn BMW tăng cường đầu tư 25 tỷ Nhân dân tệ xây dựng nhà máy thứ ba tại Thẩm Dương, Liêu Ninh để mở rộng dây chuyền sản xuất của BMW; công ty sản xuất động cơ hàng không châu Âu Rolls-Royce, công ty ABB, đứng trong hàng ngũ 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới và dây chuyền lắp ráp của Airbus tại Thiên Tân cũng mở rộng kinh doanh tại Trung Quốc.

Không chỉ các công ty châu Âu, các công ty trên toàn cầu cũng thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến thị trường Trung Quốc. Bộ Thương mại Trung Quốc mới đây công bố, vốn nước ngoài sử dụng thực tế tại Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay lên tới 892,74 tỷ Nhân dân tệ. Xét theo nguồn vốn, đầu tư thực tế của Hàn Quốc, Đức và Nhật Bản vào Trung Quốc lần lượt tăng 58,9%, 30,3% và 26,8%. Truyền thông Đức cho rằng, thị trường Trung Quốc có sức hấp dẫn to lớn, dường như không có công ty nào của Đức muốn bỏ lỡ cơ hội phát triển tại Trung Quốc. Theo thống kê, từ năm 2012 đến năm 2020, 70% nhu cầu sản phẩm hóa chất trên toàn cầu đến từ châu Á, kể từ năm 2020, thị trường Trung Quốc chiếm 70% nhu cầu châu Á, thay thế Nhật Bản, quốc gia từng là nước có nhu cầu lớn nhất về sản phẩm hóa chất.

Thị trường Trung Quốc cũng không phụ lòng tin tưởng của các công ty quốc tế, và báo đáp các công ty với thị trường rộng mở của mình, để mọi khoản đầu tư vào Trung Quốc đều có thể thu được lợi nhuận cao. Lấy tập đoàn BMW làm ví dụ, công ty đã giao gần 600.000 xe ô tô mới trên toàn cầu trong quý một năm 2022, trong đó, lượng tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc gần 210.000 chiếc, trong khi chỉ hơn 80.000 chiếc ở Mỹ và hơn 60.000 chiếc ở Đức. Thị trường Trung Quốc đóng góp 35% doanh thu cho BMW.

Trên trang web ở các nước phương Tây, có một câu chuyện đùa rằng, nguồn vốn hiểu chính trị hơn nhiều so với các chính khách. So với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp, lập trường của các chính trị gia Mỹ và châu Âu đối với Trung Quốc và cái gọi là sự đúng đắn về chính trị khi “chống lại mọi thứ ở Trung Quốc”, không thể ngăn cản sự nhiệt tình của các doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc.

Biên tập viên:Kiều Quân