Giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, phát triển quan hệ hữu nghị Việt - Trung- Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2022-09-06 14:57:34(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

 Tiến sĩ Cao Tiên Cúc


PGS. TS. Nguyên Minh Hoàn

Nhân kỷ niệm 77 năm ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tiến sĩ Cao Tiên Cúc, nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc trường Đại học Dân tộc Quảng Tây, Trung tâm Giao lưu Hợp tác Thể thao Trung Quốc - ASEAN, và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyên Minh Hoàn, Trưởng khoa Triết học Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng viết bài để kỷ niệm sự kiện này.

 Giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, phát triển quan hệ hữu nghị Việt - Trung- Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cao Tiên Cúc, Nguyễn Minh Hoàn 

Ngày 2/9 năm nay là kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:“ Hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ anh em. Trong thời gian tới, mối quan hệ này sẽ ngày càng gắn bó khăng khít, để nâng cao tự do và hạnh phúc của hai dân tộc chúng ta, bảo vệ nền dân chủ và hòa bình lâu dài trên toàn thế giới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh dốc sức phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc trong suốt cuộc đời mình, giúp hai nước kết nên tình hữu nghị nồng thắm “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Trong quá trình cách mạng và xây dựng, hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau. Bất kể Việt Nam gặp khó khăn nào trong công cuộc cách mạng và xây dựng đất nước, phàm những đề nghị do Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra với lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc, Trung Quốc đều cố gắng hết sức để đáp ứng, giúp Việt Nam vượt qua khó khăn, giành thắng lợi to lớn trong mọi mặt.

Trung Quốc là nước đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vài năm sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trung Quốc đi đầu công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai nước Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 18/1/1950.

Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam. Hồi đó, lực lượng cách mạng Việt Nam còn mỏng, điều kiện vật chất còn thiếu thốn. Để giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đầu năm 1950, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc đồng ý với đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cử Đoàn cố vấn chính trị và Đoàn cố vấn quân sự của Trung Quốc sang Việt Nam, cùng tác chiến với quân dân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc còn viện trợ cho nhân dân Việt Nam một số lượng lớn vật tư quân sự và dân dụng, cung cấp sự bảo đảm về vật chất cho nhân dân Việt Nam giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Trung Quốc ngay lập tức dấy lên làn sóng mới giúp Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai đích thân tham dự một cuộc mít tinh tỏ lòng ủng hộ của hơn một triệu người ở Bắc Kinh. Trung Quốc đã chi viện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam không chỉ về chính trị, mà còn về nhân lực, vật lực. Kể từ năm 1965, hơn 300.000 cán bộ và chiến sĩ Trung Quốc thuộc các quân chủng phòng không, công binh, đường sắt, hậu cần, v.v. đã đến miền Bắc Việt Nam, cùng quân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, góp phần cho chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hàng nghìn chiến sĩ Trung Quốc đã hy sinh trên đất Việt Nam. Tháng 7 năm 1970, toàn bộ quân đội Trung Quốc viện trợ Việt Nam đã về nước sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Theo số liệu thống kê liên quan, từ năm 1950 đến năm 1978, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam vật tư trị giá hơn 20 tỷ USD, đứng đầu trong các nước viện trợ cho Việt Nam. Lịch sử đã chứng kiến tình hữu nghị Việt – Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các nhà cách mạng tiền bối của hai Đảng và hai nước đích thân vun đắp.

Nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta nhìn lại chặng đường lịch sử hữu nghị, có ý nghĩa chính trị và hiện thực to lớn đối với việc giáo dục truyền thống hữu nghị cho thế hệ trẻ hai nước và làm phong phú, phát triển nội hàm của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

Trong công cuộc xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục cần sự ủng hộ và giúp đỡ của nhau. Để đạt được mục tiêu chung của Đảng Cộng sản, Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường giao lưu và hợp tác toàn diện, nâng cao sự tin cậy chính trị, ủng hộ lẫn nhau, và tiếp tục mang lại hạnh phúc cho nhân dân hai nước. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Từ tháng 7 năm 2022, sầu riêng, chanh leo và các nông sản khác của Việt Nam được Trung Quốc chính thức cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, điều này có lợi cho sự phát triển của nông nghiệp và thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, hai nước có quan hệ rất gắn bó trong kinh tế thương mại.

Mỗi lần Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước gặp phải khó khăn, tình cảm “vừa là đồng chí, vừa là anh em” đã khiến chúng ta luôn bên nhau, dang rộng vòng tay giúp đỡ. Khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc đầu năm 2020, Việt Nam đã viện trợ vật tư y tế cho Trung Quốc. Trong gần hai năm qua, dịch Covid-19 lan rộng ở Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân Việt Nam, Đảng, chính phủ và nhân dân Trung Quốc nhanh chóng viện trợ cho Việt Nam hàng triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 và các vật tư khác, đã góp phần cho công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Những hành động giúp đỡ lẫn nhau của hai bên là sự thể hiện sinh động về tình hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng và hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thời hiện đại.

Biên tập viên:Sảnh Hoa