Bình luận: Động thái không bình thường mà Nhật Bản mưu cầu nhằm khôi phục “quốc gia bình thường” khiến mọi người lo ngại

2022-08-24 09:04:47(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio gửi lễ cúng tế đến đền Yasukuni

Năm nay đánh dấu 77 năm Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện, nhưng một số chính khách Nhật Bản đi viếng hoặc gửi lễ cúng tế đến đền Yasukuni, thổi phồng “mối đe dọa an ninh”, hòng dỡ bỏ lệnh cấm đối với quyền phòng vệ tập thể, mượn cớ khôi phục “quốc gia bình thường”, không kiểm điểm lại bản thân, hàng loạt động thái không bình thường này đã khiến các nước láng giềng châu Á lo ngại.

Có người cho rằng, cùng là thành viên Phe Trục và nước bại trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, vì sao Đức có thể bình thường tham gia vào các hoạt động quân sự quốc tế và không bị các nước láng giềng phản đối và lo ngại? Lý do là Chính phủ Đức đã triệt để xóa sạch và chấm dứt tội ác của Đức Quốc xã.

Đến ngày 30/9/1950, tòa án Đức tổng cộng xét xử khoảng 960 nghìn vụ án, trong đó, khoảng 610 nghìn người bị kết án, trong đó có 23 nghìn trọng tội bị kết án “suốt đời không được làm công chức”. Trong khi Nhật Bản đã không xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 mà còn để một loạt phần tử quân phiệt nắm quyền điều hành Chính phủ Nhật Bản; cựu lãnh đạo Đức cầu xin thế giới tha thứ cho tội ác của Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 với “sự quỳ gối Vác-xa-va (Warsaw)”, Đức đã giành được sự công nhận của các nước láng giềng và thế giới thông qua một loạt hành động xin lỗi như bồi thường, nhận tội v.v. Nhật Bản không những không thành thật xin lỗi về lịch sử xâm lược, mà còn không ngừng phủ nhận, xuyên tạc và thanh minh cho tội ác chiến tranh của mình, phủ nhận sự thật của Vụ thảm sát Nam Kinh, nặn ra “thuyết chưa xác định xâm lược” và “thuyết phụ nữ mua vui tự nguyện”, mô tả chiến tranh xâm lược là một cuộc chiến giải phóng các nước châu Á, v.v., tổn hại nghiêm trọng tình cảm của nhân dân các nước bị hại.

Có chuyên gia chỉ rõ, thái độ của Nhật Bản đối với Chiến tranh thế giới lần thứ 2 rất giống với thái độ của Đức đối với Chiến tranh thế giới lần thứ nhất trước  Chiến tranh thế giới lần thứ 2, tức cho rằng thắng làm vua thua làm giặc, nguyên nhân căn bản của mọi vấn đề là do họ bại trận. Hướng dẫn dắt bởi quan điểm lịch sử này có thể là thông qua chiến tranh để thay đổi mọi thứ.

 Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã đẩy nhanh chương trình nghị sự trong việc sửa đổi hiến pháp hòa bình, sửa đổi ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, cưỡng ép thông qua luật an ninh mới, dỡ bỏ lệnh cấm quyền phòng vệ tập thể, liên tục tăng ngân sách quốc phòng, phát triển cái gọi là “năng lực phản kích”, lên kế hoạch triển khai tên lửa tầm xa. Việc Nhật Bản đi ngược với chính sách riêng về phòng thủ và không ngừng phát đi tín hiệu nguy hiểm phủ nhận con đường phát triển hòa bình sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, đã trở thành mối rủi ro nghiêm trọng đối với hòa bình và ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong một giai đoạn sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhiều quốc gia bị nạn với sự hào phóng đã từ bỏ các khoản bồi thường chiến tranh và có thái độ khoan dung độ lượng với Chính phủ Nhật Bản. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản cho đến nay vẫn chưa nhìn nhận đúng đắn và kiểm điểm sâu sắc đối với lịch sử xâm lược của mình,chưa hoàn toàn vạch rõ ranh giới với chủ nghĩa quân phiệt. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản thúc đẩy “bình thường hóa” quốc gia, nhưng lại tô vẽ chiến tranh xâm lược và xuyên tạc lịch sử, khó mà giành được lòng tin của các nước láng giềng châu Á và cộng đồng quốc tế. Một loạt động thái không bình thường của Chính phủ Nhật Bản nhằm khôi phục “bình thường hóa”quốc gia cũng đã đặt Nhật Bản vào nguy cơ thực sự phát động lại chiến tranh, khiến bất cứ cam kết hòa bình nào của nước này trở nên phai nhạt, khiến các nước láng giềng châu Á cũng như cộng đồng quốc tế lo ngại.

Biên tập viên:Thiên Thư