Sự hỗn loạn ở các nơi trên thế giới có chỗ nào không liên quan đến Mỹ?

2022-08-03 15:29:03(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Tình hình thế giới hiện nay phức tạp khôn lường, các cuộc xung đột khu vực xảy ra dồn dập, đằng sau các cuộc khủng hoảng này, chúng ta ít nhiều đều có thể nhìn thấy bóng dáng của Mỹ. Nhằm tìm kiếm lợi ích của mình, Mỹ không ngừng gieo mầm hiểm họa ở các nơi trên thế giới.

Khói lửa chiến tranh U-crai-na vẫn đang tiếp diễn. Tại Đô-nhét-xcơ (Donetsk), khói lửa chiến tranh vẫn đang rừng rực; Tại Kharkov, các cuộc không kích dữ dội vẫn đang tiếp tục. Tuy nhiên, ngay trong lúc cả thế giới đều mong hai bên Nga và U-crai-na có thể bình tĩnh ngồi xuống đàm phán với nhau, Mỹ vẫn đang không ngừng đổ thêm dầu vào lửa. Phía U-crai-na ngày 1/8 tuyên bố,  nhận thêm 4 bộ hệ thống rốt-két HIMARS do Mỹ chế tạo. Những nhà cung cấp vũ khí Mỹ đang cười, nhân dân hai nước Nga và U-crai-na đang khóc, biết bao sinh mạng gục ngã trong vũng máu.

Châu Âu còn có một nơi nữa cũng đứng trước khủng hoảng. Theo như phía Séc-bi-a hôm 1/8 nói, “tối qua, chúng tôi chỉ còn cách xung đột nghiêm trọng một bước”. Cuộc chiến Cô-xô-vô nổ ra tại đây hơn 20 năm trước; 20 năm sau, nơi đây một lần nữa đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Năm 2008, dưới sự ủng hộ của Mỹ và phương Tây, Cô-xô-vô đơn đương tuyên bố độc lập và nhận được sự công nhận của các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp v.v, nhưng các nước  Séc-bi-a, Nga, cũng như tộc người Séc-bi-a ở Cô-xô-vô lại từ chối thừa nhận. Cuộc khủng hoảng lần này tuy là do nhà đương cục Cô-xô-vô ban hành chính sách mới, yêu cầu người  Séc-bi-a tại đây cần phải thay đổi giấy tờ của nhà đương cục Cô-xô-vô, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt, hai bên gươm súng sẵn sàng. Nhưng đằng sau vẫn là sự can thiệp bá quyền vào các vấn đề khu vực của Mỹ và thế lực phương Tây.

Còn có I-rắc từng bị quân Mỹ chà đạp nhiều năm rồi bỏ rơi, tình hình gần đây tiếp tục tồi tệ hơn. Theo một bài bình luận mới nhất của hãng tin CNN: I-rắc đang rơi vào khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất và dài nhất trong nhiều năm qua. Hàng nghìn người biểu tình giận dữ, hai lần xông vào Vùng Xanh, nơi được bảo vệ nghiêm ngặt tại Bát-đa. Đây là nơi đặt toà nhà chính phủ và Đại sứ quán phương Tây...tình hình đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc, không loại trừ khả năng từ việc đấu tranh đột ngột trở thành xung đột quy mô lớn. Nguyên nhân cụ thể rất phức tạp, phân bổ lợi ích không đồng đều giữa các phe phái, mâu thuẫn tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các bộ tộc mà Mỹ để lại cho I-rắc là nguyên nhân chính. Một nước Trung Đông dồi dào tài nguyên dầu mỏ, sau khi bị Mỹ làm cho tan tành, hiện nay còn đang đau khổ vùng vẫy trong vũng lầy.

Cuối cùng, càng kinh hoàng hơn là lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và người biểu tình Cộng hòa dân chủ Công-gô  xảy ra xung đột. Theo thông báo mới nhất của chính phủ Cộng hòa dân chủ Công-gô, cuộc xung đột lần này đã làm 3 nhân viên gìn giữ hoà bình và 12 dân thường thiệt mạng, hơn 50 người khác bị thương. Cộng hòa dân chủ Công-gô từng bị thực dân phương Tây thống trị trong thời gian dài, sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, dưới sự thao túng của các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu, nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn trong thời gian dài, đằng sau lượng lớn thế lực quân phiệt là bóng hình của cơ quan tình báo các nước Âu, Mỹ. Cuộc xung đột lần này được biết đến là do người dân địa phương bất mãn với hoạt động kém hiệu quả của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, yêu cầu lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc rút ra khỏi nơi này.

Hiện nay, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pê-lô-xi càng bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, ngang ngược làm những việc cả thiên hạ cho là sai lầm, khăng khăng làm theo ý mình, thăm khu vực Đài Loan của Trung Quốc, một lần nữa mang đến nhân tố bất ổn to lớn cho khu vực. Có thể nói, sự hỗn loạn ở các nơi trên thế giới có chỗ nào mà không liên quan đến Mỹ? Mỹ mới là nhân tố gây bất  ổn lớn nhất của thế giới.

Biên tập viên:Hạ Vi