Ô GIẤY DẦU BẮT NGUỒN TỪ TRUNG QUỐC

2022-08-01 14:20:06(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

   Từ Bắc Kinh xa xôi, Sảnh Hoa xin gửi đến quý vị và các bạn đang theo dõi Hộp thư Thính giả trên sóng và trên mạng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc lời chào thân ái, cảm ơn các bạn luôn có mặt đúng giờ vào thứ hai hằng tuần tại bến hẹn này. Ngày hè nắng nóng, mong các bạn chú ý giữ gìn sức khỏe, ra ngoài trời đừng quên gương ô dù, đội mũ nón để tránh nắng.

 

    Việt Nam có câu:

Thời giờ thấm thoắt thoi đưa

Nó đi đi mãi có chờ đợi ai.

    Hoặc hình dung thời gian trôi đi nước chảy không ngừng. Vậy là tháng 7 nóng hầm hập đã chấp dứt, mở màn cho tháng 8.

    Nhân hôm nay là ngày đầu tiên của tháng 8, Sảnh Hoa xin chia sẻ đôi lời với các bạn đôi lời cảm khái đối với tháng 8.

    Vừa chào tháng 7, bước vào tháng 8, Bắc Kinh sau mấy cơn mưa, hoa hoè trắng rụng đầy các tuyến phố như tuyết trắng mùa hạ, gió hè thổi tới xô đẩy lá cây xào xạc, lá xanh hoa trắng đầy ý thơ. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, vui có buồn có, thời gian tưởng như vô hình nhưng kỳ thực lại rất nhiều dấu ấn.

    Tháng 8, là tháng các học trò chuẩn bị cẩm nang sách vở hành trang để chào đón năm học mới vào tháng chín tới, mọi người lại gởi gắm tháng tám này đầy hy vọng tốt đẹp. Trong tháng 8 có lễ Thất tịch, là ngày tình yêu trong dân gian Trung Quốc;

    Tháng 8 có ngày lập thu, tiết trời sẽ trở nên mát mẻ, nhưng rồi màu xanh của lá sẽ trở nên nhạt dần đổi sắc thành màu vàng màu đỏ.

    Tháng 8 còn có ngày lễ Trung Nguyên, là ngày lễ cầu cúng nhớ người quá cố. Ở nhiều nơi, mọi người thắp đèn lồng thả xuống sông hồ để soi sáng cho người thân bạn bè dưới suối vàng trở về quê nhà của họ lúc sinh thời.

    Tháng 8 có tiết Sở Thử, gió thổi đồng lúa, hướng tới mùa gặt đồng áng bội thu.

    Tháng 8 là tiết giao mùa hè thu, thanh phong gió mát, tiếng ve yếu dần, cận kề năm học mới, xin chúc các bạn trẻ đầy tự tin, cần mẫn, cố gắng là được. Không nên quá bộp chộp, không cần quá nổi trội, không cần việc gì cũng vừa ý, không mua vui người đời. Làm tốt cho chính mình, thời gian sẽ tự khắc có sự an bài hợp lý cho bạn.   

    Mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp mục Hộp thư thính giả trên sóng và trên mạng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện.

    Sau đây Sảnh Hoa xin giải đáp bạn H-M về nguồn gốc của ô giấy dầu Trung Quốc. Mong bạn H-M lúc này đang theo dõi mục Hộp thư và hoan nghênh các bạn có cảm hứng cùng tìm hiểu.

    Các bạn thân mến, Ô giấy dầu là văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, truyền rằng do phu nhân của Lỗ Ban phát minh. Vào thời Xuân Thu cách đây hơn ha ngàn năm, lúc đó Lỗ Ban là tổ sư của nghề thợ mộc Trung Quốc, hằng ngày làm việc ở ngoài trời, thường bị mưa ướt sũng, hoặc bị phơi nắng chói chang, bà thương chồng nên sáng chế ra ô để che nắng, che mưa cho chồng, bà dùng da thú buộc vào các que tre, trông như ngôi đình con con, nên mọi người ví đó là ngôi đình di động, có thể mở ra khi dùng, có thể khép lại cất đi, đấy là loại ô xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc cổ đại. Sau đó, người Trung Quốc đã làm ô bằng vải tơ lụa, loại ô này giá thành đắt, rất hy hiếm, chỉ có các nhà giàu thượng đẳng mới có điều kiện sắm loại ô này.Về sau Thái Luân phát minh thuật làm giấy, mọi người liền cải tiến công đoạn làm ô, họ sơn một lớp dầu ngô đồng lên ô giấy để tránh nước mưa, lại có thể viết chữ lên đó. Đấy là ô giấy dầu phù hợp với cách gọi của nó. Các văn nhân mặc khách lúc bấy giờ rất thích thú viết thơ viết văn lên ô giấy dầu. Đến thời nhà Đường cách đây hơn 1400 năm, nghề làm giấy của thời nhà Đường phát triển hơn bao giờ hết, ô giấy dầu bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong dân gian, lúc bấy giờ các lĩnh vực giao lưu giữa Trung Quốc và Nhật Bản nhiều lên, nhiều người Nhật Bản được cử sang Trung Quốc học tập giao lưu văn hóa và các ngành nghề, trong đó có thuật làm ô giấy dầu. Sau khi ô giấy dầu truyền sang Nhật Bản, người Nhật gọi đó là “唐伞- Đường Tản”, sau đó ô giấy dầu được truyền sang một số nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan và Triều Tiên, các nước đó kết hợp với văn hóa nước mình, hình thành phong cách và tên gọi ô giấy dầu theo tập quán nước họ . Ô giấy dầu đã trở thành dụng cụ che mưa phổ biến trong dân gian Trung Quốc, rồi không ngừng cải tiến hình thành loại ô che mưa che nắng làm bằng các loại vải ni lông, hình mẫu đẹp mắt, gia công đơn giản, giá thành thấp, mang tùy thân rất gọn nhẹ. Nhưng ô giấy dầu vẫn luôn mang nét văn hóa Trung Hoa, trở thành văn hóa phi vật thể của Trung Quốc được người dân dành ưu ái.

     Trên đây là khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ô giấy dầu Trung Quốc. Ô giấy dầu là di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, không nước nào có thể lấy vinh danh này đi được.

     Lúc này Sảnh Hoa liên tưởng đến bài thơ “Ngõ Mưa” của nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc Đới Vọng Thư, trong sách giáo khoa ngữ văn mà Sảnh Hoa từng học thời trung học phổ thông. Bài thơ miêu tả môt cô gái đơn độc giương chiếc ô giấy dầu đi trong ngõ mưa, rất nổi tiếng.

Ô GIẤY DẦU

 

Tác giả: Đới Vọng Thư 

Giương chiếc ô giấy dầu, đơn độc

Chần chừ nơi ngõ mưa dằng dặc

Dằng dặc và buồn tênh

Tôi ước mơ được gặp

Một cô gái buồn sầu

Như bông hoa đinh hương

Em sẽ có                      

Nhan sắc như đinh hương

Thơm ngát như đinh hương

Oán hận nơi ngõ mưa

Oán hận và chần chừ

Em chần chừ nơi ngõ mưa buồn tênh

Giương chiếc ô giấy dầu

Giống như tôi

Hệt giống như tôi

Lặng lẽ dảo bước chầm chậm

Lạnh lùng, tê tái lại bâng khuâng

Em lặng lẽ đến gần

Đến gần rồi đưa mắt

Một ánh buồn như tiếng thở dài

Em lướt qua

Như trong mơ

Thê lương mịt mùng như trong mơ 

Lướt qua như trong mơ

Em lướt qua mình tôi

Như một nhành đinh hương

Em lặng lẽ rời xa, rời xa

Đến bức tường rào hoang đổ

Đi hết ngõ mưa này

Trong khúc nhạc buồn mưa rơi

Nhan sắc em phai tàn

Hương thơm em tan biến

Tiêu tan cả ánh mắt em

Buồn như tiếng thở dài

Bâng khuâng như đinh hương

Giương chiếc ô giấy dầu đơn độc

Một mình nơi ngõ mưa dằng dặc

Dằng dặc và váng tanh

Tôi ước mơ lướt qua

Một cô gái sầu buồn

Như hoa đinh hương

    Bài thơ “Ngõ mưa” trên đây của Đới Vọng Thư sáng tác vào năm 1927. Lúc đó Trung Quốc đang trong thời kỳ khủng bố trắng của Quốc dân Đảng, Đới Vọng Thư vì tham gia hoạt động tiến bộ, cho nên đành tạm lánh tại nhà người bạn ở Tùng giang miền đông bắc Trung Quốc, trong những ngày cô đơn, ông đau khổ ngậm ngùi bởi cuộc Đại Cách mạng bị thất bại, trong tâm trạng tràn đầy nỗi niềm hoang mang và hy vọng mờ ảo, ông đã sáng tác bài thơ “Ngõ mưa” trên đây.

 

Biên tập viên:Sảnh Hoa