Bình luận:Mỹ là “sen đầm thế giới” hay là “kẻ cướp quốc tế”

2022-07-27 08:35:39(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Mới đây, một thông tin khiến thế giới một lần nữa kinh ngạc. Theo phương tiện truyền thông Xy-ri, từ đầu tháng 7 đến nay, quân Mỹ đóng tại miền bắc Xy-ri đã liên tiếp 5 lần khai thác trộm dầu mỏ từ tại các mỏ dầu mà mình chiếm đóng, mỗi lần đều sử dụng xe bọc thép để hộ tống xe bồn chở đầy dầu đến căn cứ của Mỹ tại I-rắc. Ngoài khu sản xuất dầu mỏ, Mỹ còn  chiếm đóng khu sản xuất ngũ cốc chính của Xy-ri, cướp đoạt lượng thực của Xy-ri một cách trắng trợn, khiến hơn một nửa dân số của địa phương không có được sự bảo đảm về lương thực, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Xy-ri.

Trước đó, Chính phủ Xy-ri từng nhiều lần lên án quân đội Mỹ đánh cắp tài nguyên dầu mỏ và lương thực của Xy-ri bằng vũ lực. Nhà hoạt động chính trị Xy-ri Oa-đa Ít-sa (Wada Issa) cho biết, “Mỹ ở đây đánh cắp tài nguyên của chúng tôi, gây hỗn loạn và phá hoại, nhưng lại không biết xấu hổ tự cho mình là ‘chúa cứu thế’ của người dân Xy-ri.” Tổng thống Xy-ri An Át-sát cũng phẫn nộ lên án: Đây là hành động cướp bóc.

Thực ra trên thế giới, Mỹ lợi dụng bá quyền cướp đoạt tài sản của nước khác từ lâu đã không phải là chuyện mới mẻ.

Trong hơn nửa thế kỷ kể từ năm 1963 Mỹ đóng băng tài sản của Cu-ba tại Mỹ đến nay, Mỹ nhiều lần tịch thu, khấu trừ, sử dụng tài sản của Cu-ba với nhiều lý do. Nước gặp phải cảnh ngộ tương tự còn có I-ran bị Mỹ phong toả trong thời gian dài. Năm 1979, Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với I-ran, sau đó đã đóng băng tài sản khoảng 11 tỷ USD của Chính phủ I-ran tại Mỹ, trong thời gian đóng băng đã có một phần bị Mỹ biển thủ vô cớ; Lần gần đây nhất là Mỹ đóng băng tài sản 7 tỷ USD của Chính phủ Áp-ga-ni-xtan với lý do phòng ngừa khoản tiền này rơi vào tay của Ta-li-ban của Áp-ga-ni-xtan và đã ký sắc lệnh hành chính vào tháng 2 năm nay, cưỡng chiếm “khoản tiền cứu mạng” này của người dân Áp-ga-ni-xtan.

Ngoài trục lợi bằng việc đóng băng tài sản của nước khác, Mỹ còn thường xuyên cướp đoạt tài sản của nước khác một cách trắng trợn. Năm 2020, trong thời kỳ đầu xảy ra đại dịch Covid-19, hàng trăm nghìn chiếc khẩu trang vốn từ Thái Lan vận chuyển tới Đức đã bị Mỹ ăn chặn, cuối cùng lô khẩu trang này vận chuyển tới Mỹ, Chính phủ Đức đã ví von vụ việc này là “hải tặc hiện đại”; Đầu năm ngoái, Mỹ đã bắt giữ một chiếc tàu chở dầu tại vùng biển Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, sau đó đã bán 2 triệu thùng dầu mỏ của I-ran trên chiếc tàu này và kiếm được 110 triệu USD. Các nhà phân tích I-ran phẫn nộ chỉ ra rằng, hành động này của Mỹ đã không phải lần đầu tiên, căn bản không suy nghĩ đến hành động “hải tặc” của mình gây tổn hại tới các nước khác.

Mỹ còn luôn lạm dụng cái cớ an ninh quốc gia để tùy ý chèn ép doanh nghiệp nước khác. Năm 2013, Mỹ vô cớ bắt giữ nhân viên quản lý cấp cao của Tập đoàn Alstom, Pháp, sau đó, Tập đoàn Alstom bị chia cắt, tài sản lõi bị Tập đoàn GE Mỹ thu mua. Ngoài ra, các công ty như Airbus của châu Âu, Siemens của Đức, Toshiba, Toyota của Nhật, cũng như các doanh nghiệp khoa học công nghệ cao của Trung Quốc trong đó có Huawei đều là người bị hại bởi hành động cưỡng bức kinh tế của Mỹ.

Nếu trên thế giới có kẻ cướp, thì tình hình còn không phải là quá tồi tệ, bởi vì chúng ta còn có cảnh sát, nhưng nếu cảnh sát cũng trở thành kẻ cướp, thì chúng ta chỉ có thể than thở. Mỹ tự cho mình là “sen đầm thế giới”, “giữ gìn hoà bình thế giới” dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” và chống khủng bố, nhưng trên thực tế lại làm những hành động của kẻ cướp,  bộc lộ đầy đủ bộ mặt cường quyền, bá quyền của Mỹ dưới bộ mặt giả dối “dân chủ” và “nhân quyền”.

Biên tập viên:Kiều Quân