Cô gái dân tộc Lật Túc Dư Yến Kháp: “Cô bé đu dây” về quê làm bác sĩ

2022-07-22 10:55:14(GMT+08:00) Tân Hoa xã
Chia sẻ:

Bạn Dư Yến Kháp

Dư Yến Kháp, năm nay 23 tuổi, nhà ở làng Bố Lạp, châu tự trị Nộ Giang, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Trước năm 2007, bà con trong làng phải đu dây để qua sông. Trường của Dư Yến Kháp nằm ở bờ sông bên kia, kể từ lớp 1, cô đều phải đi bộ xuống núi, rồi trượt cáp thép bằng dây thừng mang theo người để tới trường.

Một ngày, Yến Kháp mặc áo màu phấn hồng, đeo cặp sách, một mình đu dây qua sông, một nhà báo vừa vặn ghi lại hình ảnh này. Bức ảnh này chạm đến nỗi lòng của rất nhiều người. Nhiều người quyên tiền để xây cầu. Tháng 3/2008, cây cầu từ thiện được khánh thành, không những tạo thuận lợi cho cuộc sống của bà con lân cận, mà còn tiếp thêm động lực mới cho việc học của Yến Kháp.

“Chỉ có tôi luyện bản lĩnh vững vàng, sau này mới có lối thoát, mới có thể báo ơn các nhân sĩ hảo tâm”. Năm 2018, Dư Yến Kháp thi đỗ chuyên ngành kỹ thuật kiểm nghiệm y học Học viện Y Lâm sàng thứ hai Đại học Y khoa Côn Minh, trở thành học sinh đầu tiên trong làng thi đỗ đại học.

Những người hảo tâm giúp Dư Yến Kháp bước khỏi vùng núi, cô đã hạ quyết tâm từ đó, nhất định sẽ cố gắng học tập, sau này trở về báo đáp quê hương. Điều kiện y tế ở quê Yến Kháp không tốt, là sinh viên đầu tiên trong làng, cô luôn mơ ước có thể góp phần xây dựng quê hương. Khi tốt nghiệp đại học năm nay, Dư Yến Kháp được Bệnh viện Nhân dân châu Nộ Giang tuyển dụng và sẽ chính thức làm việc kể từ tháng 9, đóng góp sức mình cho chăm sóc sức khoẻ của bà con trong làng.

Bạn Qua Na Tứ

Cô gái dân tộc La Hô Qua Na Tứ đến từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, năm nay 24 tuổi. Sau khi tốt nghiệp đại học năm ngoái, cô từ bỏ cơ hội phát triển tại thành phố, lựa chọn trở về quê hương, mở một quán cà phê đậm chất văn nghệ, là câu chuyện gây sự chú ý trong làng.

Làng Ban Lợi, thành phố Phổ Nhĩ, quê của Qua Na Tứ là nơi tập trung sinh sống của người dân tộc La Hô, cũng là nơi bắt nguồn và kế thừa quan trọng điệu múa “Bái vũ” (múa vẫy) cổ truyền của dân tộc La Hô. Tuy nhiên, lâu nay, tỷ lệ phát sinh nghèo khó ở nơi đây từng cao tới 42% do nằm ở vùng sâu vùng xa.

Làng Ban Lợi

Cùng với việc thúc đẩy xóa đói giảm nghèo chuẩn xác và chấn hưng nông thôn, làng Ban Lợi bắt đầu thay đổi. Kể từ năm 2019, được lợi từ chính sách hỗ trợ và hợp tác giữa thành phố Thượng Hải và tỉnh Vân Nam, dựa vào nguồn tài nguyên văn hóa dân tộc phong phú, làng Ban Lợi được xây dựng thành thôn làng tươi đẹp tập hợp phát triển ngành nghề, văn hóa và du lịch.

Cùng với việc ngày càng nhiều du khách đến vùng nông thôn du lịch, Qua Na Tứ quyết định về quê khởi nghiệp. Dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, năm 2021, Qua Na Tứ khai trương một quán cà phê tên là “Tả Tả”. Du khách có thể uống được cà phê thành phố tại làng dân tộc La Hô này. Quán Cà phê Tả Tả có 5 nhân viên phục vụ, đều là người dân trong làng. Qua Na Tứ mong có thể lôi kéo càng nhiều bạn trẻ làm việc và khởi nghiệp ngay trước cửa nhà.

Nay, làng Ban Lợi đã thay da đổi thịt về các mặt như cơ sở hạ tầng, môi trường sống, phát triển ngành nghề, thu nhập bình quân đầu người từ 3.847 Nhân dân tệ trong năm 2018 tăng lên đến 7.673 Nhân dân tệ vào cuối năm 2021. Làng biên cương này vẫn nằm ở vùng sâu vùng xa, nhưng lại không còn nghèo khó.

Biên tập viên:Kiều Quân