Quán quân Cuộc thi “Bài Hát Hay Nhất” Cao Bá Hưng: Âm nhạc khiến tôi trở thành sứ giả giao lưu văn hoá Việt-Trung

2022-07-18 09:51:01(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Khăn ai thương nhớ tình này

Thương ai sao vẫn lệ nhòe mi cay

Tương tư cứ mãi đong đầy

Nhạt nhòa đêm vắng, bồi hồi mê say…

 

Dệt từng nỗi nhớ thành mây

Gửi vào tia nắng sợi tương tư này

Tương tư một tấm thân gầy

Cớ sao nàng vẫn bao ngày chưa hay?

      Đây là bài thơ “Tương Tư”, do một chàng trai mới 16 tuổi sáng tác. Sau đó, anh đã biên soạn bài thơ này thành một bài hát nhẹ nhàng và trở thành quán quân cuộc thi “Bài hát hay nhất” năm 2016. Anh tên là Cao Bá Hưng, là hậu duệ 7 đời của Cao Bá Quát, Nhà thơ nổi tiếng triều Nguyễn Việt Nam. Tuy năm nay chỉ có 24 tuổi, nhưng sự tiến bộ và sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của anh đều có liên quan đến Trung Quốc. “06 năm trung học tại Trung Quốc là một quãng thời gian quý báu của tôi. Tôi không chỉ được nâng cao kỹ năng chơi đàn Tỳ bà, mà còn học được sự sáng tạo hoà nhập giữa âm nhạc truyền thống và âm nhạc hiện đại, cảm nhận được nền văn hoá truyền thống Trung Quốc vĩ đại”. Anh Cao Bá Hưng đã nói với phóng viên như vậy. Tất nhiên, quá trình học tập xa nhà cũng là một việc không dễ dàng đối với anh Cao Bá Hưng.

      Năm 2008, khi Cao Bá Hưng mới 10 tuổi đã sang trường Trung học trực thuộc Học viện Nghệ thuật Quảng Tây Trung Quốc học đánh đàn tỳ bà, nhạc cụ dân tộc truyền thống Trung Quốc. Khi mới sang Trung Quốc, Hưng có rất nhiều bỡ ngỡ, lo lắng đối với một cậu bé 10 tuổi. Nhưng nhờ tình yêu thương, sự chu đáo của cô Trần Lê Thanh, Cao Bá Hưng đã nhanh chóng cảm nhận được sự ấm áp, nồng nàn của người Trung Quốc. “Trong 6 năm học trung học, tôi nhận được sự chăm sóc chu đáo của nhiều thầy cô và bạn học Trung Quốc. Người mà tôi kính trọng nhất là cô Trần Lê Thanh, tôi gọi cô là “mẹ Trung Quốc”, tôi là học sinh nam đầu tiên theo học đàn tỳ bà với cô, cô coi tôi như con ruột, tận tình dạy dỗ, rất quan tâm đến miếng ăn giấc ngủ của tôi, khiến tôi cảm thấy rất gần gũi và ấm áp như ở nhà”.

      Dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ của cô Trần Lê Thanh, giáo viên chuyên ngành đàn tỳ bà, Học viện Nghệ thuật Quảng Tây, chủ tịch Hội học thuật đàn Tỳ bà thuộc Hiệp hội Nghệ sỹ Trung Quốc, trình độ đánh đàn tỳ bà của Cao Bá Hưng đã nâng cao rõ rệt. Anh nhiều lần lên sân khấu biểu diễn nhiều ca khúc kinh điển Trung Quốc như “Thập Diện Mai Phục”, “Giang Nam Tháng Ba”v.v..

      Sau khi kết thúc 6 năm du học, Cao Bá Hưng trở về Việt Nam, trở thành một nhạc công biểu diễn đàn Tỳ Bà tại Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khi nhớ về quãng thời gian học tập tại Trung Quốc, Cao Bá Hưng có cảm xúc sâu sắc: “Trong 6 năm học tập tại Trung Quốc, ngoài nâng cao kỹ năng đánh đàn Tỳ Bà, thứ lớn nhất mà tôi học được là cách người Trung Quốc gìn giữ và phát huy những giá trị Văn hóa truyền thống. Họ thật sự đã làm rất tốt. Tôi không muốn con đường âm nhạc của mình sẽ chỉ dừng tại đây, tôi mong nó sẽ còn được rộng mở nhiều hơn nữa. Tôi muốn đem Văn hóa truyền thống của Việt Nam vươn ra thế giới”.

      Sau đó, anh Cao Bá Hưng bắt đầu thử sức sáng tác, kết hợp những kiến thức âm nhạc và văn học truyền thống trong nhiều năm của mình với những dòng nhạc hiện đại như Hip Hop, EDM, Rap,v.v, sáng tác ra nhiều bài hát thịnh hành, mặc trang phục truyền thống Việt Nam, tham dự cuộc thi “Bài hát hay nhất” và trở thành quán quân trong cuộc thi này.

      Sau khi nổi tiếng, anh không bị đắm chìm trong sự tán dương và những tiếng vỗ tay, anh đã nhìn nhận rất rõ tầm quan trọng của việc nâng cao nội hàm Văn hoá của bản thân mình.  

   “Sau khi được giải, tôi nhận thấy bản thân không thể cứ tiếp tục ở trong vòng xoay của tiếng vỗ tay và thành tích, thành công không thể kéo dài mãi, nên tôi quyết định tạm rời xa sân khấu, tiếp tục hoàn thành việc học tập các môn Văn hoá, tích lũy thêm càng nhiều tri thức”.

      Hiện tại, ngoài việc không ngừng rèn luyện trong lĩnh vực âm nhạc và Văn hóa Việt Nam, anh còn mong muốn học tập và tìm hiểu thêm về các nền Văn hoá khác trên thế giới, từ đó khai thác tính độc đáo riêng của nền Văn hoá Việt Nam. Hiện nay, Cao Bá Hưng và những người đồng đội đã thành lập CAOTURE – một nhóm những nhà hoạt động Văn hóa truyền thống trẻ tại Việt Nam, mong thông qua ưu thế biết tiếng Trung của mình,  mong muốn quảng bá âm nhạc và Văn hóa truyền thống của người Việt đến với không chỉ khán giả hai nước Việt-Trung, mà còn cả bạn bè trên thế giới.

Biên tập viên:Sảnh Hoa