Bình luận: Thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc dỡ bỏ càng sớm người dân Mỹ sẽ sớm được hưởng lợi

2022-07-14 08:53:41(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Việc áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc là di sản của thời cựu Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm. Nhiều cơ quan tham vấn và nghiên cứu Trung – Mỹ từng dự tính, việc dỡ bỏ toàn bộ thuế quan đối với các mặt hàng Trung Quốc sẽ có hiệu quả mang tính thực chất trong việc giảm lạm phát tại Mỹ, dỡ bỏ càng sớm, người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ sẽ sớm được hưởng lợi.

Nhiều quan chức và giới doanh nghiệp Mỹ đều đồng thuận rằng, việc áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc chỉ có hại mà không có lợi. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen từng nhiều lần bày tỏ, dỡ bỏ thuế quan theo “Mục 301” được áp đặt dưới thời cựu Tổng thống Đô-nan Trăm sẽ giúp giảm bớt sức ép lạm phát cao tại nước Mỹ. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers cũng nhấn mạnh, “Nó sẽ khiến vật giá giảm xuống, CPI sẽ giảm từ 1% hoặc hơn theo thời gian, việc cắt giảm thuế quan là cách làm đúng đắn.” Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung Quốc (USCBC) thay mặt hơn 260 doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc, đã kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Ông Doug Barry, Người Phát ngôn của Hội đồng này cho biết: “Các mức thuế quan áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc không những không hiệu quả như mong đợi, mà còn khiến các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ phải trả giá đắt.”

Tuy nhiên, lý do khiến Chính phủ đương nhiệm mãi chưa đưa ra quyết định có dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc hay không, chủ yếu là do một số thế lực chính trị Mỹ xuất phát từ lợi ích của bản thân, mong sử dụng vấn đề thuế quan để mở rộng sức ảnh hưởng của mình. Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai, người đại diện phe cứng rắn của Mỹ về chính sách đối với Trung Quốc, cùng một dòng như người tiền nhiệm Lighthizer trong Chính quyền cựu Tổng thống Đô-na Trăm, chưa bao giờ thay đổi lập trường cứng rắn về áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Nhưng điểm xuất phát của họ không phải đặt lợi ích của Mỹ lên hàng đầu, bà Katherine Tai từng bày tỏ, “việc áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc là con bài quan trọng, một đại diện thương mại không bao giờ tự bỏ nó”, từ đó có thể thấy, điều mà một số chính khách như bà Katherine Tai lo ngại là, một khi thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc được dỡ bỏ, tương đương với việc tước bỏ “vũ khí” của họ  trong cuộc chiến chống Trung Quốc, khiến vai trò của họ trong Chính phủ Mỹ không còn quan trọng nữa. Suy nghĩ tương tự cũng xuất hiện trong sự cân nhắc của đương kim Tổng thống Bai-đơn, lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc là nhằm phục vụ dư luận chính trị ở Mỹ, hơn nữa là vì số phiếu ủng hộ, để tránh những lời chỉ trích bên ngoài về Chính quyền Bai-đơn “mềm yếu với Trung Quốc”.

Tuy nhiên, bản chất của hợp tác kinh tế thương mại Trung - Mỹ là hai bên cùng có lợi cùng thắng, không có bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại và cuộc chiến áp đặt thuế quan. Việc dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc có thể tác động nhất định đến một số chính khách Mỹ, nhưng nó sẽ có lợi hơn là gây hại cho nền kinh tế và người dân Mỹ. Trong bối cảnh lạm phát cao ở Mỹ hiện nay, việc dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc có thể mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp Mỹ. Theo Tổ chức Người Mỹ ủng hộ Thương mại  có trụ sở tại Oa-sinh-tơn, tính đến tháng 4 năm nay, cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đã khiến người Mỹ thiệt hại thêm 129 tỷ USD. Cựu Đại sứ Mỹ tại Xinh-ga-po David Adelman chỉ rõ, việc áp đặt thuế quan không những không gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc, mà ngược lại còn đóng vai trò như hiệu ứng boomerang đối với nền kinh tế Mỹ. “Việc dỡ bỏ thuế quan không chỉ tốt cho người tiêu dùng Mỹ trong ngắn hạn, mà theo thời gian còn sẽ giúp tổng thống điều chỉnh lại mối quan hệ Mỹ-Trung.”

Việc dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc có lợi cho cả Trung Quốc và Mỹ cũng như toàn thế giới, đã đến lúc Tổng thống Bai-đơn nên phản hồi tiếng nói của người dân, sớm đưa ra quyết định có lợi cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp Mỹ, để người dân Mỹ sớm được hưởng lợi.

Biên tập viên:Hạ Vi