Nhà xưởng Lỗ Ban đem lại cơ hội nghề nghiệp mới cho thanh niên Ê-ti-ô-pi-a

2022-07-07 10:33:42(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Khoảng 2.500 năm trước, thợ mộc Lỗ Ban trong thời kỳ Xuân Thu của Trung Quốc rất nổi tiếng vì phát minh ra nhiều công cụ. 2.500 năm sau, “Nhà xưởng Lỗ Ban”—nền tảng giao lưu quốc tế về giáo dục nghề nghiệp được đặt tên bằng thợ mộc Lỗ Ban đang được ca ngợi trên phạm vi toàn thế giới.

Toà nhà giảng dạy của Nhà xưởng Lỗ ban ở Ê-ti-ô-pi-a

Tháng 9/2018, trong bài phát biểu đề dẫn tại Lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Châu Phi diễn ra ở Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trịnh trọng cam kết, Trung Quốc sẽ “thành lập 10 nhà xưởng Lỗ Ban ở châu Phi, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho thanh niên châu Phi”. Tháng 11/2021, tại Lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 8 Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi, Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự trực tuyến và cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục cùng các nước châu Phi hợp tác thành lập “Nhà xưởng Lỗ Ban”, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tại châu Phi tạo tối thiểu 800.000 việc làm cho địa phương.

Quan Sơn Hải tham gia quay video học tập cho Nhà xưởng Lỗ Ban

“Xin chào các bạn, tôi tên là Quan Sơn Hải. Tôi cho mọi người xem lập trình tuyến tính. Trước tiên, đưa robot di chuyển đến điểm xuất phát, rồi di chuyển robot đến điểm đích. Thật tuyệt”!

Chàng trai Ê-ti-ô-pi-a có tên tiếng Trung Quốc “Quan Sơn Hải” này là sinh viên năm thứ tư trường Đại học Khoa học Công nghệ Ê-ti-ô-pi-a. Quan Sơn Hải đang nói tiếng Trung và cho mọi người xem thao tác robot tại Nhà xưởng Lỗ Ban ở Học viện Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp Ê-ti-ô-pi-a.

Quan Sơn Hải có một nguyện vọng, đó là được đến thăm Trung Quốc, đất nước của thợ mộc Lỗ Ban. Quan Sơn Hải đã nhận được thư thông báo trúng tuyển trường Đại học Sư phạm kỹ năng nghề nghiệp Thiên Tân. Tháng 9 năm nay, Quan Sơn Hải sẽ thực hiện ước mơ đến Trung Quốc du học.

Goma (giữa) và các bạn học lên lớp tại Nhà xưởng Lỗ Ban

Goma từng du học ở Quảng Tây, Trung Quốc, Goma hiện làm công tác phiên dịch tại một công ty xây dựng sau khi trở về Ê-ti-ô-pi-a. Hiện nay, Goma mỗi tuần 3 lần đến học tại Nhà xưởng Lỗ Ban ngoài giờ làm.

Goma nói: “Nhà xưởng Lỗ Ban có nhiều thiết bị tiên tiến và hệ thống giảng dạy hiệu quả. Tại đây, tôi có thể nâng cao năng lực kỹ thuật của mình, để mình có khả năng cạnh tranh mạnh hơn trên cương vị”.

Bà Betty, người phụ trách phía Ê-ti-ô-pi-a của Nhà xưởng Lỗ Ban này từng học 4 năm ở Trung Quốc. Bà Betty cho biết, ở Trung Quốc, bà không những hoàn thành môn học, mở rộng tầm mắt, mà còn làm quen nhiều bạn bè.

Goma thao tác robot tại Nhà xưởng Lỗ Ban

Bà Betty rất tự hào trước kỹ năng học được tại Nhà xưởng Lỗ Ban và triển vọng việc làm của học sinh.

Bà Betty nói: “Học sinh rất hăng hái, tham gia nhiều hoạt động thực tiễn, chẳng hạn như phát thanh truyền hình, bộ phát, camera an ninh, v.v., họ tự lắp đặt và điều chỉnh, còn có nhiều đổi mới. Nhiều học sinh đều tìm được việc làm rất tốt, một số người làm ở Hãng hàng không Ê-ti-ô-pi-a, Cơ quan hàng không dân dụng, công ty phát thanh, đài truyền hình, v.v., một số người làm ở công ty công nghệ, công ty viễn thông di động, một số người đã khởi nghiệp”.

Giám đốc Học viện Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp Ê-ti-ô-pi-a Teshale Berecha cho rằng, sự thành lập của Nhà xưởng Lỗ Ban đã tạo sự hỗ trợ về dịch vụ công nghệ và nhân tài cho hai nước Ê-ti-ô-pi-a và Trung Quốc cùng xây dựng “Một vành đai, một con đường”, hợp tác “Một vành đai, một con đường” đem đến cơ hội rộng mở cho sự phát triển của Ê-ti-ô-pi-a.

Biên tập viên:Duy Hoa