Thầy cô Trung Quốc dạy tôi "Muốn làm kịch trước hết hãy làm người"

2022-06-28 10:16:51(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

“   CLAP, 开始”  từ ngữ  tôi vừa nói là biểu thị bắt đầu cho một đoạn kịch hay một vở kịch thay cho 3  hồi chuông mở màn sân khấu. Chỉ khác là từ“ CLAP, 开始”này là thầy cô sử dụng trên lớp học để biểu thị cho sự bắt đầu của vở diễn. Mọi người đang thắc mắc rằng tôi là ai đúng không?    

 Người đang nói là Diệu Anh, lưu học sinh Việt Nam của lớp quốc tế khoa Diễn viên kịch - Điện ảnh truyền hình“Con  đường Tơ lụa” năm 2018 Học viện Hý kịch Trung ương Trung Quốc.

 “Học viện Hý kịch  Trung ương” tiền thân là Học viện nghệ thuật Lỗ Tấn, Học viện văn nghệ Hoa Bắc, Trường chuyên khoa hý kịch  Nam Kinh. Học viện đã đào tạo nên nhiều thế hệ nghệ sĩ nổi danh như: Trương Tử Di, Củng Lợi,...chính vì vậy, cũng có rất nhiều nghệ sĩ nước ngoài trong đó có Việt Nam ước gì trở thành sinh viên của ngôi trường phi thường này, cô Phạm Diệu Anh đang giảng dạy tại  rường quốc tế Hà Nội“The Dewey” là một trong số đó.

 Diệu Anh vẫn nhớ như in những hình ảnh hồi đầu bước vào Học viện Hý kịch Trung ương Trung Quốc.

“Ban đầu tôi theo học diễn viên, theo được thời gian đầu tôi cảm thấy rất khó, tôi học kém hơn so với lớp. Sau đó nhờ sự động viên của thầy cô, bạn bè và sự nỗ lực của bản thân, tôi đã theo kịp bạn bè. Thật ra lúc đầu tôi muốn học diễn viên vũ kịch nhưng diễn viên kịch đã chọn tôi. Lúc đó tôi nghĩ chắc sẽ không có một điều gì có thể tách rời tôi theo nghiệp diễn.”

 Kịch nói hay thoại kịch là nghệ thuật trình diễn trọng thoại.Để trở thành diễn viên kịch nói, đam mê là điều kiện bắt buộc phải có, nhưng đam mê cũng  phải có căn bản và rèn luyện. Những điều mà Diệu Anhcảm thấy khó khăn nhất khi học diễn xuất ở bên Trung Quốc là bất đồng ngôn ngữ. Dù có không thông thạo tiếng nhưng vẫn lựa chọn cách dịch từng câu thoại từng nét chữ để có thể hiểu được, sau đó Diệu Anh mới bắt đầu đưa cảm xúc ngữ điệu vào câu nói để nó trở thành một câu thoại có hồn. 

 “Nếu chỉ nói ‘Tôi đam mê sân khấu lắm, tôi yêu sân khấu, tôi sẽ sống chết với những vai diễn” ’nhưng không có chuyên môn hay trình độ cơ bản thì khó có thể đi xa. Nền tảng cùng với sự khổ luyện mới có thể mang lại những thành quả. Nhưng cho dù khổ luyện mà không có đam mê cũng không thể nào làm được. Sân khấu không giống như trên truyền hình có thể cắt ghép,  chỉnh sửa hình ảnh và có thể quay lại được. Trên sân khấu bản thân người diễn  viên phải đối diện với khán giả bằng chính tài năng của họ. Tài năng đó ban   đầu chỉ là năng khiếu thôi, phải rèn luyện, khổ luyện bằng tất cả niềm đam mê của mình thì mới trở thành tài năng.”

 Các tác phẩm kịch, điện ảnh đều có sự thú vị đặc sắc. Đắm  mình trong từng vai diễn, có thể sống với nhiều mảnh đời, số phận, tính cách.  Đó là điều thú vị chỉ nghệ thuật nói chung và ngành diễn viên nói riêng mới có thể mang lại được.

 Khi học Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình, suy nghĩ  của Diệu Anh cũng trở nên tinh tế, sinh động hơn. Có thể nhìn thấy mọi  thứ trong cuộc đời và giải mã theo cách của mình.

Diệu Anh cho biết,nghệ thuật sân khấu Trung Quốc trải dài theo nhiều giai đoạn lịch sử Việt Nam trước và trong thế kỷ XX.

Kịch tiêu biểu của Trung Quốc trong thời cận đại và hiện đại, được dịch và công bố ở Việt Nam khá nhiều, góp phần giao  lưu hiệu quả về quan điểm thẩm mỹ, phương pháp phản ánh, xử lý nhân vật và kỹ thuật dàn dựng... đối với nền sân khấu Việt Nam.

 “Có thể nói, mối quan hệ của sân khấu Trung Quốc với sân khấu kịch hát truyền thống Việt Nam trước thế kỷ XX, là mối quan hệ có từ lâu đời, giúp Việt Nam sáng tạo  nên nền nghệ thuật sân khấu truyền thống giàu bản sắc. Sân khấu Việt Nam đã và  đang tiếp thu tinh hoa của một nền văn hóa phong phú, một nền sân khấu đặc sắc  chứa nhiều điều kỳ diệu của kịch nói Trung Quốc bằng nhiều cách và nhiều phương diện... Điều này vô cùng quý giá vì qua những tiếp thu đó, nền sân khấu  của Việt Nam được phát triển một cách phong phú.  

 

Các vở kịch nói Trung Quốc được dịch lại và truyền cảm  hứng tới sân khấu kịch nói Việt Nam: "Nguyên Dã", "Người Bắc Kinh", "Lôi Vũ", "Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài",... Diệu Anh tự   nhận ra là thật may mắn vì mình cũng được thầy cô hướng dẫn làm những vở kịch nổi tiếng của Trung Quốc như:  "Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài", "Gia", "Âm  Luyến Đào Hoa Nguyên"...

 “Cho tới ngày hôm nay khi tôitốt nghiệp và tôi cũng đã trở thành một cô giáo dạy diễn xuất, tôi đã hiểu được nỗi lòng của thầy cô, tôi sẽ không bao  giờ quên được những lời thầy cô nói thầy cô dạy. Cảm ơn thầy cô trường Trung Hý đã tạo điều kiện cho em và phát triển. ”

 Cuối cùng Diệu Anh muốn gửi tới và chia sẻ với các bạn lời đầu tiên khi bước vào trường tại tiết học đầu tiên thầy tôi nói: 

“Muốn làm kịch trước hết hãy làm người".

Biên tập viên:Mẫn Linh