Bình Luận: Thiết lập trước “quân xanh” để tìm cách phát triển bản thân là không khả thi

2022-06-23 08:54:06(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Khác với cách làm rút khỏi các tổ chức quốc tế của Chính phủ tiền nhiệm, kể từ khi cầm quyền đến nay, Chính phủ của Tổng thống Bai-đơn thúc đẩy thiết lập hàng loạt cái gọi là cơ chế hợp tác, nhưng vẫn không hiệu quả cho lắm. Thực ra, bất kể là chủ nghĩa cô lập của cựu Tổng thống Đô-nan Trăm hay cái gọi là cơ chế hợp tác của đương kim Tổng thống Bai-đơn, cội nguồn vẫn là tư duy Chiến tranh Lạnh để thành lập “nhóm nhỏ”. Nhưng trong thời đại ngày nay, hợp tác cùng thắng mới là xu thế của thế giới, việc thiết lập trước “quân xxan” để tìm cách phát triển  bản thân là không khả thi.

Nếu bình chọn “quốc gia hiếu chiến nhất trong lịch sử thế giới”, Mỹ tất sẽ dẫn đầu. Trong lịch sử hơn 240 năm kể từ khi lập nước, Mỹ chỉ có 16 năm không tham gia chiến tranh. Đúng như lời nói của ông Dakota Wood, nghiên cứu viên cao cấp về quốc phòng của Quỹ Di sản Mỹ, trung bình cứ 15 năm Mỹ sẽ phát động một cuộc chiến. Có lẽ chính chiến tranh lâu năm đã tạo ra tư duy phát triển của Mỹ bằng cách thiết lập trước “quân xanh”. Quả thực, kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, Mỹ đã phát động hoặc tham chiến tại nhiều  nước như Triều Tiên, Việt Nam, Áp-ga-ni-xtan, I-rắc v.v., bất chấp việc gây ra những thảm họa nhân tạo to lớn nhưng Mỹ lại không ngừng củng cố vị thế bá chủ toàn cầu của mình.

Những năm qua, Chính phủ Mỹ nêu ra cái gọi là thiết lập “khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, bản chất vẫn là một chiến lược gây chia rẽ, xúi giục đối đầu, phá hoại hòa bình, đi trái với trào lưu thời đại phát triển hòa bình, hợp tác cùng thắng với các nước trong khu vực. Trong “khuôn khổ hợp tác kinh tế khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”của Mỹ, có đề xuất rõ rằng, phải đảm bảo Mỹ sẽ chiến thắng trong cuộc cạnh tranh trong thế kỷ 21, điều này càng nói lên “khuôn khổ” này ưu tiên phục vụ cho kinh tế Mỹ.

Tương tự, ở khu vực Nam Hải, Mỹ mượn cớ cái gọi là “tự do hàng hải”, thổi phồng “thuyết đe dọa từ Trung Quốc”. Trên thực tế, Nam Hải là một trong những hành làng trên biển an toàn nhất, tự do nhất  trên thế giới ngày nay. Có tới 50% tàu thương mại và 1/3 thương mại của thế giới đi qua vùng biển này, hàng năm có hơn 100 nghìn tàu thương mại đi qua vùng biển này, tự do hàng hải và hàng không trên Nam Hải không bao giờ là vấn đề. Mục đích thật sự  của Mỹ chẳng qua là duy trì “quyền tự do” của lực lượng quân sự Mỹ hoành hành trên các đại dương với mức độ tối đa, thách thức trật tự hàng hải mới. Những tính huống tương tự như vậy còn nhiều.

Việc thực hiện phát triển chung của bản thân và thế giới không phải là một câu hỏi chỉ có một sự lựa chọn. Năm nguyên tắc chung sống hòa bình do Trung Quốc, Ấn Độ và Mi-an-ma cùng đề xướng đã được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi, trở thành nguyên tắc cơ bản chỉ đạo phát triển quan hệ giữa các quốc gia. Đối mặt với các thách thức mới mang tính toàn cầu, Trung Quốc nêu ra quan điểm cùng xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại, sáng kiến phát triển toàn cầu, sáng kiến an ninh toàn cầu, đề nghị xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu  công bằng và hợp lý hơn.

Mỹ tìm kiếm sự phát triển của bản thân mình bằng cách thiết lập trước “quân xanh”, buộc các nước phối hợp vì lợi ích quốc gia của mình nhằm kiềm chế, tấn công nước khác, không những đi ngược trào lưu phát triển toàn cầu hóa, mà còn là hành vi ích kỷ gây thiệt hại cho sự phát triển của các nước khác.

Biên tập viên:La La