Bình luận: Đừng để trẻ em trở thành vật hy sinh của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch

2022-05-25 13:35:38(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Kể từ giữa tháng 5, giá sữa công thức cho trẻ em trên toàn nước Mỹ đã tăng tới 45%, cho dù như vậy vẫn khó mua được, tỷ lệ thiếu hụt lên tới 43%, nhiều phụ huynh đã lo lắng vì không mua được sữa công thức. Làn sóng thiếu sữa công thức cho trẻ em chưa từng có đang lan rộng trong nước Mỹ.

Nhìn bề ngoài, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc khan hiếm sữa công thức của Mỹ là vụ ô nhiễm sữa công thức của Công ty Abbott, nhưng trên thực tế do Mỹ thực thi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong thời gian dài nên Mỹ đã đánh thuế cao và kèm theo các điều kiện rất khắt khe đối với các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em của nước khác khi muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ, khiến thị phần nhập khẩu của sản phẩm sữa công thức cho trẻ em chỉ chiếm 2% tại thị trường Mỹ. Vì vậy, một khi các công ty sữa công thức Mỹ có vấn đề sẽ khiến việc cung cấp sữa công thức không ổn định trong ngắn hạn chậm chí dài hạn, các phụ huynh không có sự lựa chọn nào khác, những trẻ nhỏ kêu khóc vì chờ được uống sữa trở thành vật hy sinh của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.

  Sau khi xảy ra việc thiếu sữa công thức, Chính phủ Mỹ đã gấp rút vận chuyển sữa công thức từ nước khác bằng máy bay quân sự nhằm đáp ứng nhu cầu khẩn cấp, nhưng hành động “đau đâu trị đấy” này không thể giải quyết được tận gốc vấn đề, nếu Mỹ tiếp tục thực thi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, đặt rào cản thuế quan cao, không cho sữa công thức cho trẻ em của nước khác thâm nhập thị trường Mỹ một cách công bằng, vấn đề thiếu sữa công thức của Mỹ sẽ không thể nào giải quyết triệt để.

Những năm gần đây, việc Mỹ bị phản đòn bởi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch không hiếm thấy. Số liệu liên quan cho thấy, kể từ 4 năm trước Mỹ đơn phương tăng thêm thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, các doanh nghiệp Mỹ đã bị thiệt hại hơn 1 nghìn 700 tỷ USD, chi tiêu hàng năm của mỗi hộ gia đình Mỹ tăng 1.300 USD. Báo cáo của Công ty Moody's Mỹ cho biết, các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ đã gánh chịu hơn 90% của việc tăng thêm thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc. “Cây gậy” chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Mỹ cuối cùng đã giáng đòn mạnh lên người tiêu dùng Mỹ.

Hiện nay, Mỹ lại rập khuôn chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch vào Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới khởi động. Ngoài loại trừ các quốc gia riêng biệt khỏi “Khuôn khổ” ra, còn từ chối đưa việc “mở cửa thị trường trong nước Mỹ”  vào việc đám phán của “Khuôn khổ”. Thảo nào có học giả nêu rõ, không có lợi ích thiết thực, không miễn trừ thuế quan, không nới lỏng hạn chế thâm nhập thị trường, Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương chẳng khác nào là “sự sắp xếp chính trị” phục vụ cho lợi ích của Mỹ.

Thực ra, bất cứ với mục đích gì, khuôn khổ hợp tác khu vực đều cần thúc đẩy thương mại tự do, không nên thực thi chủ nghĩa bảo hộ trá hình. Những hành động bảo hộ mậu dịch của Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng quy tắc thương mại quốc tế, không những gây tổn hại tới lợi ích của nước khác, mà còn gây tổn hại tới lợi ích của chính nước Mỹ. Nếu Mỹ không kiểm điểm, không làm thay đổi cách làm, những người chịu thiệt hại cuối cùng vẫn là người dân Mỹ.

 

Biên tập viên:La La