Mỹ lại muốn “tay không bắt giặc”? Khu vực châu Á – Thái Bình Dương nên nâng cao cảnh giác

2022-05-24 15:10:34(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 23/5, giờ địa phương, nhà lãnh đạo Mỹ đang ở thăm Nhật Bản tuyên bố khởi động cái gọi là “Khung kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (IPEF). Tuy nhiên, ngoài cổ xúy tách rời với Trung Quốc trong chuỗi cung ứng, xác nhận không hạ mức thuế quan các mặt hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ ra, đa phần nội dung trong cái khung này mơ hồ, không rõ ràng, khiến mọi người khó hiểu. Có phân tích cho biết, đây hoàn toàn là kế “tay không bắt giặc” của Mỹ, cho mọi người nhìn rõ âm mưu. Cái khung này có động cơ đáng hoài nghi kể từ khi được đề ra, dường như là “đặc biệt dành cho Trung Quốc”.

Không ít quốc gia châu Á – Thái Bình Dương hoài nghi rằng, “Không rõ hình thức và chức năng hợp tác”, "Mỹ đặt nhiều yêu cầu, lại cho ít”, “Tính bền vững là vấn đề”. Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản thừa nhận, chính phủ của một số nước đang hỏi: “Chúng ta gia nhập vào một khung gì”?

Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực chấp nhận ở mức độ cao và có thành tựu rất nổi bật trong toàn cầu hóa và thương mại tự do. Là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu, Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của tuyệt đại đa số quốc gia trong khu vực, một thị trường siêu lớn gồm 1,4 tỷ dân mở cửa toàn diện với các nước trong khu vực, thử hỏi Mỹ có thể thực hiện được không?

Biên tập viên:Duy Hoa