Học giả Việt Nam: Sự phát triển phồn vinh của tôn giáo không thể rời khỏi giao lưu rộng mở

2022-05-13 08:30:01(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Khu vực châu Á là một trong những nơi bắt nguồn nền văn minh thế giới. Giao lưu văn hoá, không chỉ cho phép người dân các nước có cơ hội tìm hiểu các nền văn hoá khác nhau của các nước trên thế giới mà còn tạo cơ hội cho sự luân chuyển các yếu tố văn hoá cho các nước. Ba năm trước, Hội nghị Đối thoại Văn minh châu Á lần thứ nhất diễn ra tại Bắc Kinh. Hội nghị lần này đã cung cấp mặt bằng quan trọng cho các nước châu Á tăng cường giao lưu lẫn nhau giữa các nền văn minh, tăng cường đoàn kết và hữu nghị cho người dân, thúc đẩy sự hoà bình và phát triển của châu Á, thu hút được sự quan tâm cao của các nước châu Á. Trong Lễ khai mạc hội nghị lần này, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi“Các nền văn minh châu Á giao lưu và học hỏi lẫn nhau, cùng xây dựng Cộng đồng cùng chung vận mệnh”, nhận được sự đồng tình của rất nhiều người. PGS TS. Đỗ Lan Hiền, Viện trưởng Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam nhất trí với quan điểm này, bà cho biết, sự phồn vinh và phát triển của tôn giáo, không thể tách khỏi sự giao lưu rộng mở, trao đổi sâu rộng, giúp thúc đẩy sự phát triển chung của các nước châu Á.

Bà Đỗ Lan Hiền là một học giả nghiên cứu về lĩnh vực tôn giáo và tín ngưỡng trong hơn 30 năm. Nhiều năm công tác giúp bà đã nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của tính khoan dung và giao lưu giữa các nền văn minh. Bà Đỗ Lan Hiền cho biết, Việt Nam chính là đại diện tốt nhất, có nhiều nền tôn giáo khoan dung, học hỏi lẫn nhau, cùng tồn tại và phát triển. Trong thời kỳ cổ tại Việt Nam, tôn giáo có tầm ảnh hưởng khá lớn chính là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, ở Việt Nam gọi là “Tam giáo”, nền văn minh tôn giáo này cũng chiếm vị trí quan trọng độc đáo trong số các nền văn minh trên thế giới, đây là sản phẩm các nền văn minh công cộng trên thế giới. Bà nói:

“Các tôn giáo ngoại lai trong quá trình thâm nhập vào châu Á đã thay đổi, tiếp biến với phong tục tập quán, tín ngưỡng bản địa để tạo nên một diện mạo mới phù hợp với đời sống chính trị, văn hóa, xã hội và con người của từng quốc gia cụ thể. Chẳng hạn, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và cả Kito giáo đều đã tiếp biến cùng với tín ngưỡng dân gian bản địa tạo nên một Phật giáo Việt Nam, một Nho giáo Việt Nam hết sức đặc sắc.

Sự phồn vinh và phát triển của tôn giáo, không thể tách rời khỏi việc giao lưu rộng mở, tiếp thu lẫn nhau. Trong lịch sử, sự tiếp biến của các nền tôn giáo thường đi cùng với hội nhập và giao lưu giữa các nền văn minh. So với châu Âu, đặc điểm nền văn minh châu Á là từ khi ra đời đã bắt đầu đi một con đường giao lưu đối thoại hoà bình. Điều này đã thể hiện sâu sắc trong quá trình truyền bá Phật giáo từ Ấn Độ ra thế giới, hay là Tư tưởng Nho gia và Phật gia Trung Quốc ảnh hưởng tới các nước Đông Á, trong đó bao gồm Việt Nam.Bà Đỗ Lan Hiền cho biết:

“Từ những đặc trưng nêu trên cho thấy, châu Á, đặc biệt là Đông Á, đời sống tôn giáo hài hòa, ít có các cuộc xung đột, chiến tranh tôn giáo như ở nhiều khu vực khác trên thế giới.”.

Bà Đỗ Lan Hiền còn cho biết, cho dù là văn hoá hay văn minh, đều phải giao lưu rộng mở, như vậy các nền văn minh mới linh hoạt hơn, ngày càng theo kịp thời đại. Việc giao lưu văn hoá và học hỏi văn minh giữa các nước khác nhau và các dân tộc khác nhau tại châu Á chính là nền tảng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển chung của các nước châu Á. Hội nghị Đối thoại Văn minh châu Á lần thứ nhất được diễn ra  ba năm trước tại Trung Quốc đã tạo một mặt bằng quan trọng cho các nước châu Á chia sẻ thành tựu của các nền văn minh. Bà nói:

“Chỉ cần có tinh thần khoan dung, thì có thể đạt được văn minh hài hoà. Giữa các nền văn minh trong đó bao gồm tôn giáo phải giữ gìn hoà bình và hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, mới có thể xoá bỏ sự hiểu lầm, cùng xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh. Do đó, hội nghị ‘Đối thoại giữa các nền văn minh châu Á’ không chỉ là một ý tưởng mà sẽ trở thành một hiện thực sống động. Tôi tin là mọi người có lương tri trên toàn thế giới đều sẽ đồng tình với một chủ trương, một ý tưởng tốt đẹp mà Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi, đó là: ‘Các nền văn minh châu Á giao lưu và học hỏi lẫn nhau, cùng xây dựng Cộng đồng cùng chung vận mệnh”.

Biên tập viên:Sảnh Hoa