An ninh châu Âu nên phải nắm trong tay mình

2022-05-12 14:14:34(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Ngày 9-10/5, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lần lượt tổ chức hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Đức Ô-láp Xôn, điện đàm với Tổng thống Pháp Ma-crông, trong đó đều đề cập đến ủng hộ các nước châu Âu nắm giữ an ninh châu Âu trong tay mình.

Hai tháng trước, khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Pháp, Đức thẳng thắn rằng, châu Âu đang đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, Pháp, Đức ủng hộ giải quyết vấn đề U-crai-na thông qua đàm phán, dành một cơ hội cho hòa bình. Hiện nay, hai tháng đã qua, cuộc xung đột Nga - U-crai-na không có dấu hiệu hòa dịu, hiệu ứng lan tỏa ngày càng nghiêm trọng. Châu Âu dưới sự kích động của Mỹ không ngừng áp dụng trừng phạt đối với Nga, đã hứng chịu phản tác dụng nghiêm trọng. Lương thực thiếu hụt, người tị nạn gia tăng, thất nghiệp leo thang, vật giá tăng vọt, v.v., châu Âu đã trở thành một trong những nạn nhân chính của cuộc xung đột này, phải đối mặt với thách thức an ninh ngày càng nổi cộm.

Cục diện này khiến một số nhân vật chính trị châu Âu không khỏi lo ngại. Mới đây, nghị sĩ nghị viện châu Âu đến từ “Liên minh quốc dân” Pháp Ma-ri-a-ni kêu gọi Pháp “ngừng cung cấp vũ khí cho U-crai-na, đừng nên bị Mỹ dắt mũi”, và mỉa mai rằng “châu Âu đã trở thành một bang bảo vệ môi trường xanh nhất của Mỹ”.

Thực hiện an ninh, hòa bình và phồn vinh, châu Âu cần có càng nhiều trí tuệ và dũng khí hơn. “Cần phải đặc biệt đề phòng hình thành đối đầu nhóm, gây đe dọa càng lớn, càng lâu dài hơn đối với an ninh ổn định của toàn cầu”. Chủ trương của Trung Quốc đã nhận được sự đồng thuận của Tổng thống Ma-crông. Trong điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Ma-crông bày tỏ rõ ràng, Pháp và Liên minh châu Âu kiên trì chiến lược độc lập tự chủ, không tán thành và cũng sẽ không tham gia đối đầu nhóm.

Biên tập viên:Hải Vân