Tuổi thanh xuân rực rỡ trong chiến tranh-Câu chuyện về cán bộ kỳ cựu của Đài Phát thanh Trung ương Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Mỹ

2022-04-28 10:53:12(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Đây là "bằng khen" được viết bằng tiếng Việt với những nếp gấp ố vàng và một tấm huy chương quân đội sáng lóa. Những bằng khen và huy chương do chính phủ Việt Nam trao tặng cho những chiến sĩ Trung Quốc viện trợ Việt Nam, dường như đang kể về những năm tháng cháy hết mình trong giai đoạn viện trợ Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ. Người được trao bằng khen là ông Dương Cảnh Khoa, cán bộ về hưu thuộc Phòng Kỹ thuật của Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc và người được trao huy chương là ông Trương Á Quang, cán bộ về hưu của Cục Khai thác Quặng Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Năm 1966, trong nhiệm vụ đầu tiên viện trợ Việt Nam chống Mỹ, ông Dương Cảnh Khoa đã ở lại Lạng Sơn, thị xã Kép của Việt Nam trong 8 tháng. Trong thời gian ở Lạng Sơn, ông Dương Cảnh Khoa đã được kết nạp Đảng và trở thành Đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu,  ông Dương Cảnh Khoa và các đồng đội đã được cựu Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng trao tặng bằng khen và huân chương. Sau khi trở về Trung Quốc, vì đã có kinh nghiệm chiến đấu ở Việt Nam, năm 1967, quân đội lần thứ 2 lại cử ông Dương Cảnh Khoa sang Việt Nam. Hai lần vào sinh ra tử viện trợ cho Việt Nam, có lúc chiến thắng cũng có lúc thua, kỷ niệm đau thương nhất trong sâu thẳm ký ức của ông Dương Cảnh Khoa là 30 - 40 đồng đội thân thiết nhất của ông hy sinh tại Việt Nam.

Trong trận chiến ngày 18/6/1967, hơn 10 quả bom rơi vào hầm trú ẩn của tiểu đội 2, đại đội 11, trung đoàn 5, cả 8 chiến sĩ đều bị thương. Sau khi tỉnh dậy, Tiểu đội trưởng Triệu Quảng Nghĩa tiếp tục chỉ huy trận chiến, cuối cùng hy sinh vì vết thương quá nặng. Xạ thủ Vương Bính Quý bị nhiều vết thương ở ngực và chân, anh chịu đau và bắn liên tiếp 3 quả đạn pháo. Khi kết thúc trận chiến, anh vẫn dùng tay trái đẩy đạn pháo, ngồi thẳng trên mâm pháo, nhưng trái tim anh đã ngừng đập. Ngày 5/7/1967, trong khi đang chiến đấu, một quả bom rơi giữa hai chân của  Lý Kim Tài, xạ thủ Trung đội 2, đại đội 8, Trung đoàn 15 thuộc Sư đoàn 5 Pháo phòng không Trung Quốc. Lúc quả bom sắp nổ, nhằm yểm trợ đồng đội và bảo vệ khẩu pháo, anh kẹp hai chân lại, kết quả hai chân anh bị nổ tung, mâm pháo vương vãi máu. Nhưng anh vẫn tiếp tục giữ vị trí chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng.

 

Nhớ lại sự đau thương và tàn khốc của chiến tranh, ông Dương Cảnh Khoa bật khóc: “Còn có một lần, 12 chiến sĩ của chúng tôi được cử đi bảo vệ trạm ra đa 513. Cuối cùng trạm ra đa này bị máy bay Mỹ ném bom, toàn bộ chiến sĩ đều hy sinh hết. Khi nhìn thấy máu thịt vương vãi khắp nơi, chúng tôi nước mắt rơi luôn, những chiến sĩ thật đáng thương. Họ đến Việt Nam và hy sinh tại đây. Chúng tôi còn có một chính trị viên mà bọn tôi thường đùa rằng, sau khi từ Việt Nam trở về thì để anh ấy lấy vợ trước, cuối cùng anh ấy cũng hy sinh...” Lần thứ hai viện trợ Việt Nam, ông Dương Cảnh Khoa cũng suýt hy sinh, ông cho biết: “Hôm đó là ngày 26/8, tôi vẫn còn nhớ như in, nơi quả bom nổ chỉ cách tôi 25 mét, tạo thành một cái hố lớn, đất đá văng tung tóe vùi lấp tôi. Nhưng tôi không sợ, là một chiến sĩ thì không sợ chết, ai sợ chết thì đừng nhập ngũ.

Trong 8 năm viện trợ Việt Nam chống Mỹ từ  năm 1965 đến 1973, hơn 4.000 cán bộ và chiến sĩ bị thương và 1.400 chiến sĩ Trung Quốc đã anh dũng hy sinh trên đất Việt Nam. Trong đó, lực lượng pháo phòng không của ông Dương Cảnh Khoa, có 280 chiến sĩ hy sinh và 1.166 cán bộ và chiến sĩ bị thương. Chỉ tính riêng từ năm 1970 đến năm 1972, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam hơn 300 xe tăng, còn cung cấp thiết bị đồng bộ đường ống dẫn dầu dài 3.000 km, 80.000 áo chống đạn. Theo thống kê, vật tư quân sự Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam bao gồm: súng, pháo, ô tô, xe tăng, máy bay, tàu chiến, đạn dược, quân phục, dầu mỏ, lương thực... trị giá khoảng 4,26 tỷ nhân dân tệ, có thể trang bị cho hơn 2 triệu binh sỹ Việt Nam. Đã thực hiện cam kết của Chủ tịch Mao Trạch Đông đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người và vật tư đều sẵn sàng dành cho Việt Nam.

Bất chấp tình hình kinh tế cực kỳ khó khăn lúc bấy giờ, Trung Quốc đã không tiếc mọi giá để viện trợ Việt Nam. Ông Dương Cảnh Khoa cho biết: "Lúc đó, Trung Quốc chỉ mỗi sư đoàn chúng tôi có pháo phòng không 160, những vũ khí tốt nhất vốn được sử dụng để bảo vệ thủ đô Bắc Kinh, cuối cùng đều được vận chuyển đến Việt Nam để chống Mỹ". Từ năm 1965 đến năm 1975, hơn 20 tỉnh, thành phố, khu tự trị cùng hàng nghìn đơn vị nghiên cứu khoa học, nhà máy của Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ viện trợ Việt Nam chống Mỹ, viện trợ nhiều vũ khí, trang thiết bị và các loại vật tư khác cho Việt Nam. Chỉ cần Việt Nam có nhu cầu, thì ưu tiên hỗ trợ Việt Nam; Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc còn cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam ngay cả sử dụng hàng trong kho của mình, thậm chí còn điều chuyển các thiết bị đang trang bị trong quân ngũ; nếu không có sẵn, thì sản xuất ngay lập tức; nếu nó chưa từng sản xuất, thì tổ chức nghiên cứu và phát triển ngay.

Sau nửa thế kỷ, khi nhớ lại những năm tháng huy hoàng viện trợ Việt Nam chống Mỹ, ông Dương Cảnh Khoa vẫn rơm rớm nước mắt: “Những năm tháng viện trợ Việt Nam mặc dù rất vất vả, nhưng chúng tôi luôn thấy vui và hạnh phúc. Vì lợi ích của Tổ quốc và nghĩa vụ quốc tế, chúng tôi đã không chùn bước, tôi nghĩ đó là điều đáng làm. Nhưng chiến tranh quá tàn khốc, khổ nhất là những chiến sĩ và người dân chúng ta, vì vậy chúng ta phải trân trọng hòa bình và hữu nghị, bảo vệ cuộc sống vốn không dễ gì có được.”

 

Biên tập viên:Vũ Minh