Bình Luận: Mỹ một lần nữa “ tự bắn vào chân mình” trong lĩnh vực hàng không vũ trụ

2022-04-22 07:57:39(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

    Năm 2015, bộ phim Mỹ “Người về từ Sao Hỏa” thành công rực rỡ. Trong bộ phim, có nội dung kể về việc hợp tác giữa cơ quan hàng không vũ trụ hai nước Trung – Mỹ, hai bên phối hợp giải cứu thành công các phi hành gia Mỹ bị bỏ lại trên Sao Hỏa. Điều đáng tiếc là, hình ảnh này chỉ là sự tưởng tượng tốt đẹp của người làm phim, trong thực tế lại rất khó thực hiện. Bởi Mỹ tìm mọi cách cản trở, kiềm chế sự phát triển của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc, thậm chí đưa ra dự luật cấm hợp tác hàng không vũ trụ giữa hai nước.

    Năm 1990, Trung Quốc thực hiện vụ phóng vệ tinh thương mại quốc tế đầu tiên, tên lửa đẩy Trường Chinh 3 đã phóng thành công vệ tinh châu Á 1 do Công ty Hughes Mỹ chế tạo. Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc xếp vào hàng ngũ tiên tiến thế giới, khiến Mỹ cảm thấy Trung Quốc đe dọa vị thế ngành hàng không vũ trụ của mình.

    Vì vậy, vào  năm 1999, Mỹ đã nặn ra “Báo cáo Cox”, bôi nhọ Trung Quốc “nhận được” công nghệ dẫn đường tên lửa thông qua các vụ  phóng vệ tinh thương mại của Mỹ, từ đó thúc đẩy phát triển công nghệ tên lửa Trung Quốc. Sau đó, Mỹ cấm bất cứ vệ tinh nào có linh phụ kiện Mỹ phóng lên vũ trụ bằng tên lửa đẩy của Trung Quốc, chỉ cần dùng tên lửa đẩy Trung Quốc phóng vệ tinh Mỹ đều phải được sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ. Cho đến thời điểm này, không có một dự án liên quan được phê chuẩn.

    Mỹ áp đặt trừng phạt và cấm vận toàn diện đối với ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc, các linh kiện, nguyên vật liệu của Mỹ nếu dùng để chế tạo vệ tinh cũng phải được sự phê chuẩn của Quốc Hội, cho đến thời điểm này, cũng không có một dự án liên quan được phê chuẩn.

    Mỹ còn đưa tất cả doanh nghiệp liên quan hàng không vũ trụ của Trung Quốc vào “danh sách đen”, hơn 40 doanh nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc đều bị đưa vào “danh sách thực thể” của Mỹ, trong đó, gồm cả các trường đại học Trung Quốc, đến ngày 21/12/2020, các trường đại học như Đại học Hàng không Vũ trụ Nam Kinh, Đại học Công nghệ Bắc Kinh, Đại học Khoa học Công nghệ Nam Kinh v.v đều bị Mỹ trừng phạt.

    Tháng 10/2007, Trung Quốc bày tỏ mong muốn trở thành đối tác thứ 17 của Chương trình Trạm vũ trụ quốc tế, trong khi Chương trình này do Mỹ chủ đạo lại cố tình không gửi giấy mời cho Trung Quốc.

    Năm 2011, khi nhận thấy không thể cản trở sự phát triển của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc, Mỹ một lần nữa thông qua một dự luật gọi là “Wolf Amendment” (Bản sửa đổi Wolf, đặt theo tên Hạ nghị sĩ Frank Wolf - người đề xuất sửa đổi luật), cấm các cơ quan Chính phủ Mỹ như Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Hội đồng Khoa học Bộ Ngoại giao Mỹ v.v triển khai hợp tác với cơ quan hàng không vũ trụ Trung Quốc. Năm 2019, Mỹ thậm chí từ chối cấp visa cho các học giả Trung Quốc, cản trở các nhà khoa học Trung Quốc sang Mỹ tham gia Đại hội Vũ trụ quốc tế (IAC) tổ chức vào năm đó.

    Thế nhưng, biện pháp hạn chế của Mỹ không thể ngăn chặn bước tiến phát triển của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc. Qua nỗ lực trong nhiều năm, ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc không ngừng thu được thành tích mang tính đột phá. Khác với cách làm của Mỹ, Trung Quốc tuyên bố sẽ mở cửa với tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc sau khi hoàn thành xây dựng Trạm Vũ trụ Trung Quốc, đây là lần đầu tiên trong lịch sử. Hiện tại đã có 9 dự án thuộc 17 quốc gia và 23 thực thể trở thành nhóm dự án đợt đầu được chọn để triển khai thử nghiệm khoa học tại Trạm Vũ trụ Trung Quốc. Giám đốc Văn phòng Liên Hợp Quốc về hoạt động Vũ trụ (UNOOSA) Simonetta Di Pippo cho biết, Trung Quốc mở cửa trạm vũ trụ là một phần quan trọng trong sáng kiến “khoảng không vũ trụ cùng chia sẻ toàn cầu” của Liên Hợp Quốc, là một “hình mẫu vĩ đại”.

    Điều bất ngờ là, Mỹ luôn kiềm chế Trung Quốc phát triển sự nghiệp hàng không vũ trụ trong hơn 20 năm qua,  nay lại bị ràng buộc bởi dự luật  “Wolf Amendment”, tự loại mình khỏi hợp tác hàng không vũ trụ quốc tế, trong đó có Trung Quốc. Được biết Trung Quốc xây dựng trạm vũ trụ, vào đầu năm ngoái, Tổng Giám đốc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) Charles Bolden kêu gọi Tổng thống Bai-đơn hủy dự luật  “Wolf Amendment”, dỡ bỏ các biện pháp hạn chế hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.

    Mỹ ban đầu hạn chế hợp tác với Trung Quốc nhằm kiềm chế ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc, hiện nay, Trạm Vũ trụ Trung Quốc mở cửa với tất cả thành viên Liên Hợp Quốc, Mỹ lại không thể tham gia bởi dự luật đưa ra trước đây. Điều này chẳng khác nào việc Mỹ một lần nữa “tự bắn vào chân mình”.

Biên tập viên:La La