Sảnh Hoa

Thiên cổ đệ nhất tài nữ Trung Quốc—Lý Thanh Chiếu

13-12-2021 12:07:18(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Sảnh Hoa thân chào các quý thính giả và độc giả đang theo dõi chương trình Hộp thư Thính giả phát  trên sóng và đăng trên trang web Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Chúc quý vị luôn đầm ấm an khang.

Ngày 3 tháng 12 vừa qua là kỷ niệm 80 năm phát sóng chính thức của Đài phát thanh Tân Hoa tại khu cách mạng Diên An , nay là Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Vào giờ này tuần trước, Sảnh Hoa đã giới thiệu với các bạn nội dung liên quan ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa này và nhận được lời chúc mừng qua tin nhắn hoặc bình luận của nhiều bạn.

Thiên cổ đệ nhất tài nữ Trung Quốc—Lý Thanh Chiếu_fororder_4

Bạn H-T viết:

Chúc mừng sinh nhật kỷ niệm 80 năm Đài phát thanh quốc tế Trung quốc. Chúc anh chị em Biên tập viên, phát thanh viên Đài CRI và đặc biệt là Ban tiếng Việt luôn mạnh khỏe và hạnh phúc, thành công trong sự nghiệp phát thanh của đất nước Trung Quốc

Bạn H-N viết: Chúc mừng sinh nhật Quý Đài!

Ôi 80 năm, biết bao vị tiền bối cũng như các anh chị em đang tác nghiệp hiện tại luôn hết mình phục vụ cho nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng....

Chúc nhân viên của Đài đều khỏe và gặp nhiều may mắn!

Bạn T- K viết:

Chúc mừng kỉ niệm 80 năm ngày thành lập. Chúc ban biên tập nhiều sức khỏe và chia sẻ những bài viết hay của 2 quốc gia!

Xin cảm ơn quý vị và các bạn, chúng tôi xin hứa sẽ luôn luôn hết mình cho sự nghiệp phát thanh đối ngoại của nhân dân Trung Quốc, sẽ giới thiệu nhiều nội dung hay và bổ ích tới các bạn, góp phần đáng kể cho tình hữu nghị truyền thống của hai nước và nhân dân hai nước.

Mời các bạn theo dõi tiếp mục Hộp thư Thính giả do Sảnh Hoa thực hiện.

Sen hồng hương úa, chiếu thu lạnh.

Nhẹ cởi xiêm y,

Lủi thủi lên thuyền.

Trong mây ai gửi hàng thư gấm?

Nhạn giăng bay về,

Trăng đầy lầu tây.

Hoa tự tơi bời, nước tự trôi.

Một giống tương tư,

Hai đường sầu muộn.

Tình này không cách đổi thay,

Vừa rớt cuối mày,

Tim đã dâng nghẹn.

Các bạn thân mến, trên đây là bài từ “Nhất tiễn mai - Biệt sầu” của nữ nhà viết từ nổi tiếng đời Tống Trung Quốc Lý Thanh Chiếu, Bản dịch của Lê Văn Đình, Ngô Như Sâm.

Vâng, thưa các bạn, trong phần tiếp theo của chương  trình, Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn đôi nét về nữ nhà viết từ nổi tiếng đời Tống Trung Quốc Lý Thanh Chiếu.

Thiên cổ đệ nhất tài nữ Trung Quốc—Lý Thanh Chiếu_fororder_1

Nữ Tống từ nổi tiếng Trung Quốc Lý Thanh Chiếu (1084-1155) hiệu Dị An cư sĩ, là người Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, quê hương của Khổng Tử.. Bà chẳng những là một tác gia vĩ đại trong nữ thi nhân, mà còn là một nhà viết từ vĩ đại trong Tống từ, được người đời tôn danh là “Thiên cổ đệ nhất tài nữ” Trung Quốc.

Lý Thanh Chiếu, hiệu Dịch An Cư Sĩ, quê ở thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông, là nữ nhà văn rất có thành tựu về viết từ, làm thơ và sáng tác tản văn trong thời Năm Bắc Tống Trung Quốc. Nhưng bà sành viết từ hơn, thành tựu về mặt này cao hơn, nghệ thuật sáng tác các bài từ của bà rất độc đáo, thể các bài từ của bà được mệnh danh là “thể Dịch An”, đã lập nên trường phái từ mềm mại kín đáo của Trung Quốc.

Cha của Lý Thanh Chiếu là Lý Cách Phi, ông là nhà văn hồi bấy giờ, mẹ bà là con gái của trạng nguyên, rất giỏi sáng tác văn học. Sinh ra và lớn lên trong gia đình mang đậm bầu không khí văn học, ngay từ nhỏ, Lý Thanh Chiếu đã khác mọi người. Năm 18 tuổi, bà gả cho đại học sĩ Triệu Minh Thành, hai vợ chồng bà đều thích gảy đàn chơi cờ, đam mê thư pháp và sáng tác văn học, vợ chồng ân ái gia đình đầm ấm hạnh phúc. Ông Triệu Minh Thành chồng bà là học giả Kinh Thạch, sáng tác cuốn“Kinh thạch lục”.

Thiên cổ đệ nhất tài nữ Trung Quốc—Lý Thanh Chiếu_fororder_2

Thế nhưng tháng ngày tươi đẹp không bao lâu, vì phải tội bọn quan quyền quý tộc, cho nên cha Lý Thanh Chiếu bị bãi miễn chức quan. Gia cảnh họ Triệu bị suy sụp. Vợ chồng Lý Thanh Chiếu đành phải rời khỏi đô thị, trở về quê hương của Triệu Minh Thành, hai vợ chồng sống hoàn cảnh đạm bạc, an nhàn và thiếu thốn.

Năm 1127, triều đình Bắc Tống bị diệt vong, hai vợ chồng Lý Thanh Chiếu đành phải phiêu bạt đó đây, về sau hai người dừng chân lại tại Kiến Khang – cũng tức là thành phố Nam Kinh tỉnh Giang Tô ngày nay. Năm 1129, Triệu Minh Thành lâm bệnh rồi qua đời tại Kiến Khang. Sau khi chồng qua đời, một mình Lý Thanh Chiếu lại phiêu bạt đến các nơi Đài châu, Ôn Châu, và Kim Hoa, sống khổ sở thê lương trong những năm cuối đời.

Cuộc đời của Lý Thanh Chiếu chia làm hai giai đoạn lấy năm 1127 thời Nam Bắc Tống làm mốc. Trước khi xuống miền Nam, tác phẩm của bà chủ yếu là miêu tả phong cảnh thiên nhiên, bày tỏ tình yêu chân thành, mang phong cách thanh thoát mỹ miều, hồn thơ văn của bà đều mượt mà. Sau khi xuống phía nam sông Trường Giang, thương cảm trước thân phận và hạnh phúc bị mất mát lại thêm phải đương mặt với thảm họa dân tộc, cho nên tác phẩm của bà trong giai đoạn này thường mang phong cách đau xót cho thời cuộc, thương nhớ quê hương, thương cảm trầm uất.

Thiên cổ đệ nhất tài nữ Trung Quốc—Lý Thanh Chiếu_fororder_3

Tác phẩm của Lý Thanh Chiếu trong giai đoạn trước chủ yếu mang đề tài bịn rịn quang cảnh mùa xuân, không nữa chia tay và cuộc đời của người con gái son trẻ, thể hiện tính cách đa sầu đa cảm của nhà viết từ nữ. Ví dụ bài từ“Như mộng lệnh”:

Thường ký khô đình nhật mộ,

Thẩm túy bất chi quy lộ.

Hưng tận vãn hồi châu,

Ngộ nhập ngẫu hoa thâm chở.

Tranh độ, tranh độ,

Kinh khởi nhất thán âu lộ.

Đại ý bài từ này rằng: Tôi thường nhớ trước đây chúng mình thường dạo chơi bên bờ suối, chơi vui quá quên cả về nhà. Đến khi chập tối mới chèo thuyền ra về, không để ý lái con thuyền vào tận sâu đầm sen. Khua nhanh mái chèo, không ngờ một đàn chim nước trên mặt hồ bị mái chèo khuấy động và âm thanh tiếng nói làm chúng sợ hãi liền cất cánh bay lên không trung.

Những bài từ của Lý Thanh Chiếu bày tỏ nỗi niềm nhớ nhung khi chồng xa nhà, những bài từ này của bà thường mang tình cảm đậm đà, cấu tứ mới mẻ, được lưu truyền muôn thuở. Ví dụ như bài từ có câu:

Thử tình vô kế khả tiêu trừ,

Tài hạ mi đầu,

Khước thượng tâm đầu.

Có nghĩa là: Nỗi nhớ nhung này không thể xóa nhoà, đôi mày nhíu lại vừa giãn ra, lại lún sâu vào con tim.

Tác phẩm từ của Lý Thanh Chiếu trong giai đoạn sau thường tràn trề những điệu nặng về“vật vẫn còn đây mà người đâu còn, tất cả như đã mất hết thảy”, bày tỏ nỗi lòng đậm đà niềm thương nhớ và nỗi niềm xót xa đối với quê hương, đối với chuyện xưa. Lý Thanh Chiếu là tác giả nữ hiếm có trên lịch sử văn học thời cổ Trung Quốc. Phong cách các tác phẩm của bà thanh nhã, giàu tình cảm, chi tiết cụ thể dễ đi sâu vào lòng người. Những bài thơ của bà còn để lại không nhiều, nhưng những bài thơ còn lại đó của bà khác hẳn những bài từ uyển chuyển hàm xúc, mà là mang phong cách hào phóng, lo cho đất nước, lo cho nhân dân.

Trên đây Sảnh Hoa vừa giới thiệu với quý vị và các bạn Thiên cổ đệ nhất tài nữ Trung Quốc—Lý Thanh Chiếu.

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập