Sảnh Hoa

HAI VỊ TRẠNG NGUYÊN NỔI TIẾNG TRUNG QUỐC

22-11-2021 14:02:13(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Từ Bắc Kinh xa xôi, Sảnh Hoa xin gửi đến quý các bạn đang có mặt bên máy thu thanh hoặc đang truy cập mạng theo dõi mục Hộp thư Thính giả Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc lời chào thân ái và lời thăm hỏi ấm áo. Mùa đông trên miền phương Bắc nhiệt độ dưới âm, không khí lạnh buốt, ngoài trời gió rét căm căm, trong nhà ấm áp dễ chịu. Mong sao nội dung chương trình đêm nay sẽ mang lại cho các bạn không những món ăn tinh thần thoải mái, mà còn mang lại cho các bạn sự ấm áo từ phòng phát thanh của nhà Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc.

Các bạn thân mến, kể từ hạ tuần tháng 8, Sảnh Hoa đã lần lượt giới thiệu với các bạn loạt bài kể về cuộc đời và sự nghiệp của một số nhà hiền triết nổi tiếng cổ đại Trung Quốc như Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Tuân Tử, Vương Sung, Chu Hy, Vương Dương Minh, Đổng Trọng Thư. Các nhà hiền triết cổ đại này như những hạt ngọc châu sáng mãi trên dòng lịch sử lâu dài của Trung Quốc.

Bắt đầu từ kỳ hộp thư này, Sảnh Hoa xin giới thiệu với các bạn loạt bài về một số nhân vật nổi tiếng trong lịch sử cổ đại và cận đại Trung Quốc cùng những chuyện kể thú vị của họ.

Trong phần tiếp theo của chương trình Sảnh Hoa xin giới thiệu với các bạn hai vị trạng nguyên nổi tiếng Trung Quốc không cùng thời đại là Tôn Phục Già và Văn Thiên Tường.

HAI VỊ TRẠNG NGUYÊN NỔI TIẾNG TRUNG QUỐC_fororder_2a2fcc301fc87fe0713153def193c31d

Trạng nguyên là một danh hiệu thuộc học vị tiến sĩ của người đỗ thứ hạng cao nhất, giành được đầu bảng trong các khoa đình, thời phong kiến ở Trung Quốc. Người đỗ Trạng nguyên và tất cả những người đỗ tiến sĩ đều phải vượt qua cả 3 kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình.

Trạng nguyên ngay thẳng dám nói thật-- Tôn Phục Già

Vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc là ông Tôn Phục Già vào năm thứ 5 Võ Đức thời nhà Đường, tức năm 622 công nguyên.

Vào cuối thời nhà Tùy, Tôn Phục Già đã làm quan, về sau giữ chức Pháp Tào tức chức danh của quan Tư pháp trong bộ máy Tư pháp thời cổ tại huyện Văn Niên tức Tây An tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Sau khi Đường Cao tổ Lý Uyên lên làm vua tại Trường An, Tôn Phục Già liền đầu hàng triều đình nhà Đường. Tháng 12 năm 622, triều đình nhà Đường tổ chức thi Khoa cử, Tôn Phục Già đã đứng đầu bảng trong số 30 người dự thi. 

Thi tiến sĩ bắt đầu từ đời vua Dạng thời nhà Tùy, thế nhưng do bị thất thoát tư liệu trên lịch sử, cho nên tình hình khai trương cho các khoa mục trong thời vua Dạng nhà Tùy đã không được rõ nữa, vị trạng nguyên nổi tiếng đầu tiên trong lịch sử Khoa cử Trung Quốc là Tôn Phục Già.

Trong vụ “Huyền Vũ môn chi biến”, Tôn Phục Già ủng hộ Lý Thế Dân. Sau khi lên ngôi, vua Lý Thế Dân liền ban cho ông chức Nam tước, lại đề bạt ông lên giữ chức Đại lý tự Thiếu Khanh. Năm thứ 5 Chinh Quan, Tôn Phục Già phạm sai lầm khi sử lý một vụ án, liền bị bãi miễn, không bao lâu, vua Lý Thế Dân khôi phục chức quan của ông, và đề bạt nâng ông lên giữ chức Đại lý Tự Khanh, mấy năm sau, làm chức Thích sử Thiểm Tây.

Tôn Phục Già ăn nói ngay thẳng và dám phê bình trực tiếp. Đường Thái Tông Lý Thế Dân trước khi lên ngôi, thường xuyên nam chinh bắc chiếm đi đánh nhau. Về sau thiên hạ thái bình, không đem quân đi đánh nhau nữa liền ham mê đi săn bắn. Một hôm, Đường Thái Tông lại chuần bị lên đường đi săn, giữa lúc sắp xuất phát, thì Tôn Phục Già liền tất tưởi chạy đến, cầm chặt dây cương ngựa, khuyên nhà vua nên lo nghĩ việc nước việc dân, đừng ham mê chơi bời quên việc nước. Đường Thái Tông giữa lúc đang vui, cho nên không chịu nghe lời khuyên, Tôn Phục Già liền buộc dây cương vào lưng mình, rồi quỳ sụp xuống trước mặt ngựa và nói: “Xin tấu Bệ hạ, nếu Bệ hạ hôm nay ra đi, xin mời Bệ hạ bước ngang qua người lão thần này, thần sẵn sàng đổi cái thân già này lấy cái chết để được Bệ hạ tiếp thu lời khuyên trung thành của thần ạ.” Đường thái Tông hết sức bực bội, ra lệnh cho võ sĩ mang Tôn Phục Già đi chặt đầu, song sắc mặt Tôn Phục Già không hề thay đổi, khiến Đường Thái Tông hết sức kính nể, không bao lâu, Đường Thái Tông phong Tôn Phục Già lên giữ chức Gián nghị Đại phu.

Trên đây Sảnh Hoa vừa giới thiệu với quý vị và các bạn Vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc là ông Tôn Phục Già.

Trong phần cuối của chương trình, Sảnh Hoa xin giới thiệu với các bạn một vị trạng nguyên nổi tiếng khác của Trung Quốc trong thế kỷ 13 được muôn đời người sau kính phục, đó là ông Văn Thiên Tường

Văn Thiên Tường-  vị Trạng nguyên được muôn đời sau kính phục

Trong các thế hệ Trạng nguyên Trung Quốc, Văn Thiên Tường là vị Trạng nguyên anh hùng dân tộc thời Nam Tống được muôn đời sau kính phục nhất.

Văn Thiên Tường (1236—1283 công nguyên)là vị Anh hùng dân tộc, Nhà thơ yêu nước và là Nhà Chính trị  thời Nam Tống. Trong cuộc thi Đình Năm thứ tư Bão Hữu (năm 1256 công nguyên) đời Tống Tông, ông đã viết bài “Ngự thử sách” nhằm vào những tệ nạn xã hội lúc bấy giờ, đưa ra phương án cải cách, trình bày hoài bão chính trị của mình đã được Tống Lý Tông đích thân tuyển chọn xếp đầu bảng, tức Trạng nguyên.

Năm 1275, quân Nguyên tấn công ồ ạt, quân đội nhà Tống bị đánh tan tác, toàn tuyến phòng hộ trên sông Trường Giang bị bẻ gãy. Văn Thiên Tường liền quyên tiền của gia đình để làm quân phí, chiêu mộ hào kiệt địa phương, thành lập một lực lượng nghĩa quân trên vạn người, tiến quân về phía Lâm An tức Hàng Châu ngày nay. Song do quân đội Nguyên tấn công quá dữ dội, các Nghĩa quân tuy anh dũng chiến đấu, cuối cùng cũng không thể nào ngăn cản được Quân Nguyên tiến quân ồ ạt xuống phía Nam.

Tháng Giêng năm sau, quân Nguyên Áp sát Lâm an đô thành nhà Tống, các quan văn quan võ lũ lượt chạy trốn. Thái hậu Tạ thấy không còn cách nào xoay chuyển thời cuộc nữa, đành phải đầu hàng quân Nguyên. Văn Thiên Tường dẫn dắt đội quân, trung chuyển đi khắp nơi kiên trì chống lại quân Nguyên, cuối cùng bị thua trận và bị bắt làm tù binh. Trong ngục tù, Văn Thiên Tường đã sáng tác rất nhiều bài thơ bài từ và được lưu truyền cho đến ngày nay. Ví dụ như bài “Quá linh đinh dương”, “Chính khí ca” v.v.. Nguyên Thế Tổ triệu kiến Văn Thiên Tường, đích thân khuyên ông đầu hàng, và hứa sẽ cho ông làm quan to, song Văn Thiên Tường trả lời rằng: “Tôi là Tể tướng của đại Tống. Nước nhà đã bị diệt vong, tôi chỉ có thể cầu mong mau mau chết đi m thôi.” Nguyên  Thế Tổ nghe vậy hết sức bực dọc liền ra lệnh xử tử hình Văn Thiên Tường. Ngày 9 tháng1 năm 1283, Văn Thiên Tường đã bị xử tử và anh dũng hy sinh tại Thái Thị Khẩu Bắc Kinh, hưởng thọ 47 tuổi.

Thơ và từ của Văn Thiên Tường mang phong cách khải kháng hùng hồn, bi thương khuáng đạt, có sức truyền cảm mạnh mẽ, đã phản ánh khí tiết dân tộc trung kiên và tinh thần chiến đấu ngoan cường.

 

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập