Sảnh Hoa

NHÀ TƯ TƯỞNG DUY VẬT CỔ ĐẠI-VƯƠNG SUNG

25-10-2021 11:08:09(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Sảnh Hoa hân hạnh lại gặp gỡ các bạn trong mục Hộp thư thính giả trên sóng và trên mạng Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Sau tiết khí Sương Giáng vào thứ bày vừa qua, nhiệt độ ở Bắc Kinh hạ thấp, tiết trời cuối thu trở nên giá lạnh dần. Sảnh Hoa phải mặc áo lên và áo khoác rồi. Tiết trời chỗ bạn đang thế nào nhỉ?

Sương giáng (霜降) là tiết khí thứ 18 trong 24 tiết khí trong năm,và cũng là tiết khí Thu cuối cùng, thường bắt đầu vào khoảng ngày 23 hay 24 tháng 10 dương lịch, là ngày và đêm có nhiệt độ chênh lệch lớn nhất, sau tiết Sương Giáng  trời lạnh dần, bước vào mùa đông.

Trung Quốc đất đai rộng lớn, vĩ độ vùng miền chênh lệch khác nhau. Các vùng như miền đông bắc, phía đông Nội Mông và miền tây Bắc Trung Quốc nhiệt độ thấp nhất trong ngày đã là dưới âm độ, không khí ẩm ngưng thành sương muối trắng tinh đọng trên mặt đất, có nơi đã tuyết rơi.

Người TQ quan niệm rằng, từ tiết khí sương giáng cho đến tiết khí lập đông là giai đoạn thời gian dưỡng sinh quan trọng của cả năm. Trong dân gian TQ có câu: “Quanh năm ăn thức bổ, không bằng ăn bổ vào tiết Sương giáng”.

Hoan nghênh quý vị và các bạn theo dõi tiếp mục Hộp thư thính giả Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện.

Cổ đại Trung Quốc có rất nhiều nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà văn nhà thơ nổi tiếng, thành tựu của họ như những viên ngọc sán lạn, triết lý của họ luôn đi cùng thời gian, có ảnh hưởng sâu xa đến xã hội Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.

Sau đây Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn:

Nhà Tư tưởng duy vật vĩ đại thời cổ Trung Quốc—Vương Sung

Vương Sung, là nhà tư tưởng theo chủ nghĩa Duy vật vĩ đại, và là người vô thần luận vào thời Đông Hán Trung Quốc, trong khi phê phán về mê tín Thần học hồi bấy giờ, ông đã bảo vệ và phát triển truyền thống tư tưởng của chủ nghĩa Duy vật trước thời nhà Tần, thành tựu tư tưởng của ông có địa vị lịch sử quan trọng trong lịch sử tư tưởng cổ đại Trung Quốc.

NHÀ TƯ TƯỞNG DUY VẬT CỔ ĐẠI-VƯƠNG SUNG_fororder_7c4fdf1dd145bed84eb386a4d1683fcd

Vương Sung ( sinh năm 27, mất vào năm 97 công nguyên) ngay từ nhỏ đã rất thông minh, ông bắt đầu tập đọc sách từ năm lên 6 tuổi, 8 tuổi cắp sách đi học tại quán học hồi bấy giờ, về sau Vương Sung được cử đến học tại trường Thái học Kinh Sư, làm học trò của đại học giả Ban Bưu, thế nhưng Vương Sung không câu nệ chỉ nghe theo một thầy giảng, mà ông thường học nhiều nhớ nhiều, đọc các tập sách của Bách gia, không bao lâu Vương Sung chia tay với thầy Ban Bưu, tự tìm tòi nghiên cứu riêng. Ông từng đi du học tại thành đô hồi bấy giờ là Lạc Dương trong suốt mười sáu mười bẩy năm, hồi đó, Lạc Dương là trung tâm Chính trị, Kinh tế và Văn hóa của cả nước, cũng là trung tâm tranh luận các loại học thuyết và tư tưởng. Trong  quá trình du học, Vương Sung không làm theo lý luận sách vở một cách mù quáng, mà “Khảo luận hư thực”, nghiên cứu độc lập, cuối cùng ông đã trở thành nhà học vấn lớn xuất chúng về học thức.

NHÀ TƯ TƯỞNG DUY VẬT CỔ ĐẠI-VƯƠNG SUNG_fororder_e4dde71190ef76c6c06fd7609616fdfaaf51673f

Cuộc đời của Vương Sung không được đắc chí cho lắm, truyền rằng ông từng mấy lần đảm nhiệm chức quan châu và quan huyện, song lại không nắm thực quyền, do căm ghét nền nếp xã hội xấu xa hồi bấy giờ, cho nên ông thường có mâu thuẫn với những kẻ quyền quý, vì vậy về sau ông từ bỏ chức quan.

Gia cảnh Vương Sung nghèo khó, song ông dốc cả tâm lực của cuộc đời mình để vùi đầu vào việc viết sách. Cả cuộc đời ông viết nên bốn bộ sách nổi tiếng là “Luận Hành”, “Dưỡng sinh” v v ... trong đó,  bộ “Luận hành ” của ông lưu truyền cho đến ngày nay. Bộ “Luận hành” tổng cộng có 85 chương, khoảng 300 nghìn chữ. Trong bộ sách này, Vương Sung đã thanh toán và phê phán hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa Thần học.

NHÀ TƯ TƯỞNG DUY VẬT CỔ ĐẠI-VƯƠNG SUNG_fororder_src=http___inews.gtimg.com_newsapp_bt_0_11623717411_1000&refer=http___inews.gtimg

Tước hết, ông phá bỏ sự mê tín đối với Thiên thần. Thần học Duy tâm thời nhà Hán thổi phồng hiện tượng Trời là vị thần tối cao, chúng ra sức tuyên truyền “Quân quyền thần thụ” có nghĩa là quyền hành đều là do trời ban cho và “Thiên nhân cảm ứng thuyết” tức là học thuyết giữa trời và con người có sự cảm ứng với nhau, cho rằng, sự biến đổi của giới tự nhiên và thiên tai là sự cảnh báo và trừng phạt của Thiên thần đối với Quân chủ. Vương Sung nêu rõ, trời là hiện tượng tự nhiên không phải là thần, Trời cũng như Đất vậy, có quy luật vận hành của mình. Vương Sung phủ nhận thuyết “Quân quyền Thần thụ”, và nêu rõ, các vương đế cũng là do con người sinh ra, không phải là con cháu của Thiên thần gì cả.

Trong thời đại Vương sung sinh sống, hiện tượng mê tín dị đoan quỷ thần tràn lan. Trong bộ sách “Luận Hành”, Vương Sung phá bỏ sự mê tín đối với quỷ thần cũng như những kiêng kỵ, đặc biệt là tiến hành phê phán sâu sắc đối với luận điệu “Nhân tử vi Quỷ”, có nghĩa là con người sau khi chết đều trở thành ma quỷ. Ông nói một cách dí dỏm rằng, số người đã chết đông hơn số người còn sống rất nhiều, nếu ai chết đi cũng đều trở thành ma quỷ, thì trên đường chẳng phải là đâu đâu cũng là ma quỷ hay sao? Vương Sung cho rằng, tinh thần không thể rời khỏi thân thể con người mà tồn tại được, trên thế gian này căn bản là không thể tồn tại linh hồn của người đã chết. Ông còn phê phán gay gắt ngôn luận “Đắc đạo tiên khứ”, “Độ thế bất tử”, có nghĩa là nếu ai là người có đức độ nhân nghĩa thì khi qua đời rồi sẽ biến thành tiên, và bất diệt.

 Để đáp ứng nhu cầu thống trị của tập quyền trung ương chuyên chế Phong kiến, Thần học chủ nghĩa Duy tâm của thời nhà Hán hết sức tôn sùng cái gọi là Thánh nhân, nói rằng Thánh nhân là do Thiên thần sinh ra, thông lõi mọi điều. Tuy Vương Sung cũng công nhận Khổng Tử là Thánh nhân, không phản đối đạo đức luân lý Phong kiến do Khổng Tử đề xướng, song ông cho rằng, Thánh nhân chẳng qua là thông minh hơn người thường một chút, mà thông minh là từ chăm chỉ học hành mà ra, tuyệt đối không có ai hễ sinh ra là đã thông hiểu mọi chuyện gì cả.

Dám phê phán Thánh nhân, dám nói những câu Thánh nhân chưa từng nói là điều hết sức đáng quý trong thời đại hồi bấy giờ. Vương Sung còn phê phán Lịch sử quan coi trọng cổ đại coi thường đương đại, nêu ra Lịch sử quan tiến bộ đó là, “Thời Chu không bằng thời Hán”, “Thời Hán tiến bộ hơn so với hằng trăm thời đại trước kia”.

Tư tưởng Vô thần luận của Vương Sung, bất kể là lúc sinh thời hay ông đã qua đời, đều luôn luôn bị giai cấp thống trị Phong kiến coi là “dị đoan”, bị đối sử lạnh nhạt, bị công kích và cấm cố.

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập