Gần đây, Giải Nobel Hoà bình được công bố, những người đoạt giải là hai nhà báo đến từ Phi-li-pin và Nga vì sự đấu tranh cho “quyền tự do ngôn luận”. Lần cuối cùng, một người Nga đoạt giải Nobel Hoà bình là vào năm 1990. Đó chính là nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Lần này người đoạt giải là Tổng biên tập báo “độc lập Novaja Gazeta” Dmitry Muratov, tác phẩm nổi bật nhất của ông Muratov là khai thác cuộc sống của lính đánh thuê Nga tại nước ngoài và cuộc sống cá nhân của Nhà lãnh đạo Nga. Một người khác đoạt giải Nobel hòa bình năm nay là nhà báo Phi-li-pin Maria Ressa. Mặc dù cô hoạt động với tư cách là “nhà báo Phi-li-pin”, nhưng Ressa có quốc tịch kép Phi-li-pin và Mỹ. Ressa di cư sang Mỹ khi năm 10 tuổi, cho nên vấn đề quốc tịch của nhà báo này gây nên sự tò mò.
Ngày nay, giải Nobel Hoà bình dường như trở thành giải thưởng quốc tế gây tranh cãi nhiều nhất trên toàn cầu. Năm 2009, ông Obama mới nhậm chức Tổng thống Mỹ chưa đầy 9 tháng, hầu như chẳng có thành tích gì đã đoạt giải Nobel Hoà bình, điều này khiến bản thân ông Obama cũng ngạc nhiên. Năm ngoái, ông Trump và Biden cũng được đề cử Giải Nobel Hoà bình năm 2021, khiến giải này lại trở thành đấu trường giữa các Tổng thống Mỹ. Trò hề này một lần nữa đưa Giải Nobel Hòa bình trở thành đàm tiếu của dư luận. Có cư dân mạng nói đùa rằng: Tổng thống Mỹ không làm gì cả đã là đóng góp lớn nhất cho hòa bình thế giới.
Trên thực tế, những người đọat giải Nobel về khoa học tự nhiên đều là những nhà khoa học có uy tín được công nhận. Thế nhưng, Giải Nobel Văn học và Hoà bình thường gây tranh cãi, đặc biệt là giải Nobel Hoà bình. Do liên quan chặt chẽ đến tình hình chính trị quốc tế, giải này thường trở thành tiêu điểm tranh cãi.
Trong lịch sử cũng có người từ chối nhận Giải Nobel Hòa bình. Ông Lê Đức Thọ, một trong những nhà lãnh đạo của cách mạng Việt Nam từng từ chối nhận giải này vào năm 1973. Năm đó, Việt Nam vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Giải Hoà bình được trao cho các chính khách hai phe đối lập Việt Nam và Mỹ, một là Ngoại trường Mỹ lúc bấy giờ ông Kissinger, một là Ủy viên Bộ Chính trị miền Bắc Việt Nam Lê Đức Thọ.
Sau nhiều tháng đàm phán, Mỹ và Việt Nam đạt được hiệp định hòa bình, Mỹ đồng ý rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam trước tháng 3 năm 1973, Việt Nam trả tự do cho tất cả tù binh Mỹ. Ủy ban Giải Nobel cho rằng, sự nỗ lực chung của ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ mang lại hy vọng cho cả hai bên chấm dứt chiến tranh, khôi phục hòa bình.
Thế nhưng, ông Lê Đức Thọ từ chối nhận giải này vì ông cho rằng, Việt Nam vẫn chưa lập lại hòa bình. Ông Lê Đức Thọ cho rằng, Mỹ là bên gây ra chiến tranh, Việt Nam là bên chống xâm lược, ông không thể chia sẻ giải Nobel Hoà bình với ông Kissinger. Hành động của ông Lê Đức Thọ khiến Ủy ban giải Hoà bình năm đó trở nên bối rối.
Ban đầu khi Giải Nobel Hoà bình được thành lập vào năm 1901, không gây tranh cãi như hiện nay. Giải này từng trao tặng cho không ít cá nhân hoặc tổ chức viện trợ nhân đạo, chống chiến tranh, yêu chuộng hòa bình xuất sắc. Nhưng kể từ những năm 60 của thế kỷ trước, Giải này bắt đầu chuyển sang “ưa chuộng” những “nhân sĩ nhân quyền” phù hợp lợi ích xã hội phương Tây. Nhân tố chính trị ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn.
Theo di chúc của ông Nobel, tôn chỉ của Giải Hòa bình là để tuyên dương “những cá nhân nỗ lực hết sức mình hoặc có đóng góp to lớn cho việc thúc đẩy khối đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, các dân tộc, xóa bỏ hoặc giải trừ quân bị cũng như tổ chức và tuyên truyền các hội nghị hòa bình”. Một thế kỷ đã trôi qua, tại sao Giải Nobel Hòa bình ngày càng xa rời với ước nguyện ban đầu? Mặc dù hòa bình là sự đồng thuận của nền văn minh hiện đại, nhưng nhân loại vẫn chưa tìm ra câu trả lời làm thế nào để tôn trọng và giữ gìn hòa bình.