Sảnh Hoa

Thời niên thiếu của Tập Cận Bình

24-08-2021 10:55:18(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nêu rõ: “Gia đình là lớp học đầu tiên của cuộc đời, bố mẹ chính là thầy cô giáo đầu tiên của con cái. Trẻ nhỏ từ lúc bi bô tập nói đã bắt đầu tiếp thu gia giáo, có gia giáo như thế nào, thì sẽ có con người như vậy. Giáo dục gia đình liên quan tới nhiều mặt, nhưng điều quan trọng nhất chính là giáo dục phẩm chất đạo đức, là dạy cách làm người”.

Thời thiếu niên của Tập Cận Bình trải qua như thế nào? “Lớp học đầu tiên trong cuộc đời” của Tập Cận Bình có thu hoạch gì? Trong chương trình “Kể chuyện Tập Cận Bình” hôm nay, xin mời các bạn cùng tìm hiểu thời niên thiếu của Tập Cận Bình.

Thời niên thiếu của Tập Cận Bình_fororder_1

Những năm 60 của thế kỷ 20, tại Bắc Kinh, một chiếc xe buýt chở đầy khách đang trên đường đến trường Tiểu học Bát Nhất. Bốn chị em nhà Tập Cận Bình đều được đi học ký túc tại trường Tiểu học Bát Nhất, mỗi tuần về nhà một lần, họ đều đi học bằng xe buýt. Bố Tập Trọng Huân chưa bao giờ đưa đón con cái bằng ô tô của mình, ông thường dạy các con phải tạo thói quen cuộc sống độc lập, phải dựa vào bản thân, ngoài tiền ăn uống và đi xe buýt ra, hầu như không cho tiền tiêu vặt. Có lúc các con bỏ tiền mua kem, thì không có tiền đi xe buýt, chỉ có thể đi bộ về nhà.

Thời niên thiếu của Tập Cận Bình_fororder_2

Ông Tập Trọng Huân rất chú ý dạy dỗ các con hình thành thói quen sống tiết kiệm từ bé, ông đều lấy mình làm gương. Ông Tập Trọng Huân thường dạy các con câu danh ngôn “Có ai biết rằng bát cơm trong mâm, mỗi hạt cơm đều là đắng cay cực khổ?”, mỗi một hạt cơm trên bàn đều phải nhặt lên và ăn, không được lãng phí một hạt nào, cho đến cuối bữa phải ăn sạch bong cả nước sốt trong đĩa bằng ăn cùng bánh màn thầu. Cách giáo dục không tiếng này khiến các con đều có thói quen tốt không lãng phí một hạt lương thực nào. Quần áo và giày dép của các con đều được mặc “tiếp sức”, đứa lớn mặc cũ rồi để lại cho đứa nhỏ mặc.

Thời niên thiếu của Tập Cận Bình_fororder_3

Lúc chị gái Tề Kiều Kiều học cấp 2, mẹ Tề Tâm đã đưa chiếc khoác của mình từng mặc qua lúc luyện thép cho con mặc, trên áo có nhiều lỗ thủng do bị cháy lúc luyện thép. Quần áo và giầy tất của chị Tề Kiều Kiều lại để lại cho em gái An An và em trai Cận Bình và Viễn Bình mặc. Các chị em đã quen mặc quần áo cũ, khi mặc quần áo mới mới thấy lạ, vì các bạn học đều mặc rất đơn giản. Bà Tề Kiều Kiều nhớ lại: “Dù các anh chị em lúc nhỏ không có quần áo đẹp, thậm chí giản dị hơn so với người thường, nhưng chúng tôi học rất giỏi, nội tâm rất phong phú, tinh thần khỏe mạnh, dù trong những ngày khó khăn nhất và bị kỳ thị, chúng tôi vẫn rất lạc quan và sống rất có sự tôn nghiêm”.

Ngày 9/9/2016, Chủ tịch Tập Cận Bình về thăm trường cũ - Trường Bát Nhất thành phố Bắc Kinh. Cô giáo Điền Lộ Anh, Chủ nhiệm lớp của Chủ tịch Tập Cận Bình nhớ lại ấn tượng đối với học sinh này năm xưa, “Trong lớp, Tập Cận Bình rất giản dị, thường mặc quần vá” “Rất thật thà, hiền lành, kính trọng thầy cô”.

Thời niên thiếu của Tập Cận Bình_fororder_4

Sau này, trong một bức thư chúc mừng sinh nhật gửi cho bố, Tập Cận Bình viết, “Cả đời bố luôn tiết kiệm, có lúc quá nghiêm khắc”, “Nghiêm khắc gia giáo là điều mọi người đều biết. Chính là dưới sự giáo dục của bố, các con đã hình thành thói quen luôn tiết kiệm. Tinh thần tốt đẹp này, chúng con sẽ kế thừa từ thế hệ này đến thế hệ sau”.

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập